• :
  • :
Nâng cao chất lượng - Tạo dựng niềm tin!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI 28/9/2020

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI 28/9/2020 Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người, bởi chất tiết, thông thường là

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI 28/9/2020

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người, bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virut dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc dại, thường là chó, mèo, khỉ.

Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người 100% đều dẫn đến tử vong.

 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, có khoảng 60.000 đến 70.000 người bị chết do bệnh dại, phần lớn được báo cáo từ các nước thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới  3/4 dân số thế giới sinh sống. 

Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng, nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.   Tính đến ngày 09/8/2020, cả nước ghi nhận 51 ca tử vong do dại, tăng 01 ca so với cùng kỳ năm 2019. Tại Quảng Ninh, đầu năm 2020 đã ghi nhận 1 trường hợp bé trai 7 tuổi xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, Quảng Ninh tử vong sau khi bị chó cắn 1 tháng. Mặc dù cháu bị chó cắn vào ngón tay nhưng gia đình chủ quan không đưa cháu đi tiêm phòng vắc xin phòng Dại.

Các chuyên gia khuyến cáo, hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh. Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  1. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
  2. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

  1. Khi bị chó, mèo cắn cần:

– Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là

phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại.

– Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).

– Hạn chế làm dập nát vết thương và không băng kín vết thương.

– Đến ngay Trung tâm Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

– Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa. 

BS Phương Uyên – TTYT Cô Tô


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan