SỞ Y TẾ QUẢNG NINH

TTYT HUYỆN CÔ TÔ

 
  

 

 

 

 

 

QUY TRÌNH

CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ

BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

 

 

MÃ SỐ: QT-16/2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI VIẾT QUY TRÌNH

NGƯỜI KIỂM TRA

HỘI ĐỒNG KHCN

CHỦ TỊCH

NGƯỜI PHÊ DUYỆT

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hoàng Hà

Phạm Tiến Dũng

Phạm Tiến Dũng

 

 

 

Cô Tô, năm 2022

 

 

MỤC LỤC

 

1. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG (YÊU THỐNG) 3

2. THOÁI HÓA KHỚP GỐI (HẠC TẤT PHONG) 11

3. HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY (CHỨNG TÝ) 17

4. BỆNH DÂY THẦN KINH MẶT (KHẨU NHÃN OA TÀ) 24

5. ĐAU THẦN KINH TỌA (YÊU CƯỚC THỐNG) 29

6. DI CHỨNG NHỒI MÁU NÃO (BÁN THÂN BẤT TOẠI) 35

7. TĂNG HUYẾT ÁP VÔ CĂN (HUYỄN VỰNG) 42

8. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN.. 49

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

          1. Quyết định số 5031/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ Y tế “Quyết định ban hành tài liệu hướng dẫn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

          2. Quyết định 1537/QĐ-BYT ngày 29/4/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết dengue bằng y học cổ truyền”

 

1. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG (YÊU THỐNG)

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Đau cột sống thắt lưng là một bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già nhưng hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống thiếu vận động.

Theo Y học hiện đại (YHHĐ), đau thắt lưng gồm các nguyên nhân sau:

+ Nguyên nhân cơ học: căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (CSTL); trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống, loãng xương nguyên phát, …

+ Không do nguyên nhân cơ học: đau lưng là triệu chứng của một trong các bệnh khớp mạn tính như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc do nhiễm khuẩn (viêm đĩa đệm đốt sống do nhiễm khuẩn, áp xe cạnh cột sống), ung thư, ung thư di căn (vú, phổi, tuyến tiền liệt, đại tràng…), bệnh đa u tủy xương (Kahler), u vùng cột sống và một số nguyên nhân khác (loét hành tá tràng, sỏi thận, bệnh lý động mạch chủ bụng…).

+ Nguyên nhân khác: stress, rối loạn tâm lý.

- Chẩn đoán xác định đau thắt lưng dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:

+ Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học:

  • Do căng giãn dây chằng quá mức: đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau các hoạt động sai tư thế hoặc sau nhiễm lạnh. Đau có tính chất cơ học, kèm theo co cứng cơ cạnh cột sống, ấn có điểm đau cạnh cột sống, cột sống mất đường cong sinh lý.
  • Do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: thường có kèm theo triệu chứng của đau thần kinh hông to. Trường hợp có chèn ép nặng người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn, phản xạ gân xương chi dưới giảm hoặc mất, nếu đau kéo dài có thể có teo cơ đùi và cẳng chân.

Cận lâm sàng: Xquang thường quy bình thường hoặc có thể có các hình ảnh hẹp các khe liên đốt, gai xương ở thân đốt sống hoặc đốt sống bị lún xẹp do loãng xương.

+ Đau thắt lưng không do nguyên nhân cơ học: Người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, dấu hiệu nhiễm trùng hoặc gầy sút nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường… Khi có dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán nguyên nhân.

+ Đau thắt lưng do nguyên nhân tâm lý: Cần loại trừ các bệnh thực thể gây đau thắt lưng trước khi chẩn đoán do nguyên nhân tâm lý.

Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau thắt lưng thuộc chứng Yêu thống. Thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với tạng thận.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

- Ngoại nhân:

+ Hàn thấp: Thường gặp ở những người làm việc, sinh hoạt ở nơi ẩm, lạnh lâu ngày hoặc bị cảm phải hàn thấp gây trở ngại kinh lạc, khí huyết trong đường kinh mạch vùng thắt lưng bị bế tắc.

+ Thấp nhiệt: Do bị cảm phải tà khí thấp nhiệt hoặc do hàn thấp lâu ngày không khỏi tà khí lưu lại kinh lạc uất lại hóa nhiệt mà gây ủng trệ kinh lạc.

- Bất nội ngoại nhân: Do chấn thương vùng lưng, sai tư thế làm cho khí trệ huyết ứ ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết.

- Nội thương: Can chủ cân, thận chủ cốt tủy, do sức yếu, lao lực quá độ, người già yếu hoặc mắc bệnh lâu ngày làm thận tinh bị suy tổn, can huyết hư không nuôi dưỡng được kinh mạch mà sinh bệnh.

III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Thể hàn thấp: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do lạnh.

1.1. Triệu chứng: Đau nhiều vùng thắt lưng, đau tăng khi trời lạnh, ẩm, cơ cạnh cột sống co cứng, ấn đau, không đỏ, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù khẩn.

1.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn.

- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (hàn thấp).

1.3. Pháp: Tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.

1.4. Phương

1.4.1. Điều trị bằng thuốc

* Thuốc uống trong:

- Cổ phương: Can khương thương truật thang:

Can khương

08g

Quế chi

08g

Thương truật

08g

Ý dĩ

08g

Cam thảo

06g

Bạch linh

12g

Xuyên khung

16g

 

 

 

Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.

* Thuốc dùng ngoài:

- Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.

- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.

1.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm hoặc cứu: châm tả các huyệt:

+ Tại chỗ:

A thị

Yêu dương quan

Giáp tích vùng thắt lưng

Thượng liêu

 Thứ liêu

Thận du

 

Đại trường du

Yêu du

+ Toàn thân:

Hoàn khiêu

Ủy trung

 

Dương lăng tuyền

Côn lôn

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Các kỹ thuật châm: Điện châm.

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình. 

- Xoa bóp bấm huyệt: Các thủ thuật xát, xoa, miết, phân, hợp, day, bóp, lăn, chặt vùng lưng, phát, ấn, bấm các huyệt A thị, Giáp tích và du huyệt tương ứng vùng đau. Vận động cột sống thắt lưng. Xoa bóp 20 phút/lần/ngày. Một liệu trình điều trị từ 10 đến 15 ngày.

- Thủy châm: Sử dụng các thuốc vitamin nhóm B thủy châm vào huyệt thận du 2 bên.

2. Thể thấp nhiệt: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do nhiễm khuẩn vùng cột sống.

2.1. Triệu chứng: Vùng thắt lưng đau kèm theo sưng nóng đỏ hoặc có cảm giác nóng bứt rứt, có thể sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy. Mạch nhu sác.

2.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt.

- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (thấp nhiệt).

2.3. Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp.

2.4. Phương

2.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: Tứ diệu tán

Thương truật

08g

Hoàng bá

15g

Ngưu tất

15g

Ý dĩ

20g

      Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.

2.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm: Châm tả các huyệt giống thể hàn thấp.

- Điện châm: Giống thể hàn thấp.

- Người bệnh nên vận động thắt lưng từ từ, nhẹ nhàng theo sự tiến triển tốt lên của bệnh.

- Nếu người bệnh có các khối áp xe ở vùng thắt lưng: Không châm, cứu.

3. Thể huyết ứ: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do căng giãn dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khối u vùng cột sống thắt lưng.

3.1. Triệu chứng: Đau lưng xuất hiện sau khi vác nặng, lệch người hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột ngột, đau dữ dội ở một chỗ, cự án, vận động bị hạn chế, thay đổi tư thế thì đau tăng, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết. Mạch sáp.

3.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực.

- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại kinh bàng quang.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân.

3.3. Pháp: Hoạt huyết hóa ứ, thư cân hoạt lạc.

3.4. Phương

3.4.1. Điều trị bằng thuốc

* Thuốc uống trong:

- Cổ phương: Thân thống trục ứ thang:

Đương qui

12g

Xuyên khung

12g

Đào nhân

06g

Hồng hoa

06g

Một dược

08g

Chích thảo

06g

Hương phụ

12g

Khương hoạt

12g

Tần giao

12g

Địa long

06g

Ngưu tất

12g

Ngũ linh chi

06g

Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.

* Thuốc dùng ngoài:

- Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.

- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.

3.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm: Châm tả các huyệt giống thể hàn thấp, thêm các huyệt Cách du 2 bên.

4. Thể can thận hư: Thường gặp trong những trường hợp đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương, gặp ở người cao tuổi.

4.1. Triệu chứng: Đau âm ỉ, chân gối yếu, lao động đau nhiều, nghỉ ngơi đau giảm ít. Trường hợp dương hư thì sắc mặt nhợt, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh đau, sắc lưỡi nhợt. Mạch trầm tế. Nếu âm hư thì miệng họng khô, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ. Mạch tế sác.

4.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực.

- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can thận hư, bệnh tại kinh bàng quang.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương), ngoại nhân (phong hàn thấp).

4.3. Pháp: Bổ can thận, khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

4.4. Phương:

4.4.1. Điều trị bằng thuốc:

* Thuốc uống trong:

- Cổ phương: Độc hoạt ký sinh thang:

Đảng sâm

10g

Phục linh

15g

Đương qui

10g

Bạch thược

15g

Thục địa

15g

Xuyên khung

10g

Đỗ trọng

15g

Ngưu tất

15g

Quế chi

06g

Tế tân

04g

Độc hoạt

10g

Tang ký sinh

30g

Phòng phong

10g

Tần giao

10g

Cam thảo

06g

 

 

Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.

* Thuốc dùng ngoài:

- Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.

- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.

4.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Điện châm, điện mãng châm: Châm tả các huyệt giống thể hàn thấp, thêm châm bổ huyệt: Thái khê, Tam âm giao

Thận du,Thái xung

- Điện nhĩ châm, cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt: Giống thể hàn thấp.

5. Thể thận dương hư

5.1. Triệu chứng: Vùng thắt lưng đau âm ỉ, chân gối yếu, lao động đau nhiều, nghỉ ngơi đau đỡ ít, sắc mặt nhợt, sợ lạnh, chân tay lạnh, bụng dưới lạnh, tiểu đêm, đại tiện phân nát, sắc lưỡi nhợt. Mạch trầm tế.

5.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, hàn.

- Chẩn đoán tạng phủ: Thận dương hư.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

5.3. Pháp: Ôn bổ thận dương

5.4. Phương:

5.4.1. Điều trị bằng thuốc:

Cổ phương: Thận khí hoàn

Thục địa

12g

Trạch tả

08g

Hoài sơn

12g

Phục linh

08g

Sơn thù

08g

Nhục quế

06g

Đan bì

08g

Hắc phụ tử

06g

Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.

* Thuốc dùng ngoài:

- Ngải cứu tươi 100g sao nóng với muối ăn lượng vừa đủ chườm tại chỗ đau.

- Cồn xoa bóp xoa tại chỗ đau.

5.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Điện châm, ôn điện châm, điện mãng châm: Châm bổ và ôn châm các huyệt giống thể hàn thấp, thêm các huyệt:

Thái khê

Tam âm giao

Thận du

Thái xung

Quan nguyên

Khí hải

Mệnh môn

 

- Điện nhĩ châm, cấy chỉ, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt: Giống thể hàn thấp.

IV. KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Nguyên tắc điều trị

- Điều trị theo nguyên nhân.

- Kết hợp điều trị thuốc hóa dược với các biện pháp phục hồi chức năng, luyện tập, thay đổi lối sống nhằm bảo vệ cột sống thắt lưng.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Điều trị nguyên nhân: Tùy theo nguyên nhân điều trị theo phác đồ của YHHĐ

- Do khối u cần chẩn đoán sớm và điều trị bằng YHHĐ.

- Do vi khuẩn lao: cần chẩn đoán sớm và điều trị bằng YHHĐ.

- Do thoái hóa cột sống thắt lưng: thuốc điều trị thoái hóa khớp theo cơ chế bệnh sinh.

- Do loãng xương.

- Do viêm cột sống dính khớp.

- Do vi khuẩn khác: dùng kháng sinh theo phác đồ.

2.2. Điều trị không đặc hiệu

2.2.1. Điều trị bằng thuốc

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:

- Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

- Chống viêm không steroid (NSAIDs): Diclofenac 75mg/3ml  tiêp bắp  hoặc Meloxicam 7.5 mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên sau ăn

- Thuốc giãn cơ.

- Trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh có thể kết hợp với một trong các thuốc giảm đau thần kinh.

- Kết hợp thuốc an thần, thuốc ức chế trầm cảm khi cần thiết.

2.2.2. Điều trị không dùng thuốc

- Nếu đau cấp tính: Nằm nghỉ tại chỗ trên giường phẳng từ 3 đến 5 ngày.

- Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng: Theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng của Bộ Y tế và các hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Người bệnh phải đeo đai hỗ trợ thắt lưng khi ngồi dậy hoặc đi lại vận động (nếu cần).

2.3. Điều trị ngoại khoa: Chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống đã được điều trị nội khoa tích cực trong ba tháng nhưng không đạt hiệu quả, đặc biệt đối với trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu ép rễ nặng (teo cơ nhanh, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác).

V. PHÒNG BỆNH

- Thực hiện các biện pháp tránh tái phát đau vùng thắt lưng: làm việc đúng tư thế, đặc biệt tư thế đúng khi mang vật nặng. Nếu phải hoạt động ở tư thế ngồi hoặc đứng lâu, phải luôn giữ cho cột sống ở tư thế thẳng. Cần thay đổi tư thế mỗi 20 đến 30 phút một lần, tránh ngồi cúi gập về trước hoặc lệch vẹo về một bên.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Đảm bảo chế độ ăn đủ calci và vitamin D.

- Giảm cân nếu thừa cân.

- Dự phòng loãng xương ở người có nguy cơ cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

          1. Quyết định số 5031/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ Y tế “Quyết định ban hành tài liệu hướng dẫn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

         

 

 

 

2. THOÁI HÓA KHỚP GỐI (HẠC TẤT PHONG)

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn, xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hóa và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là thay đổi hình thái, sinh hóa, phân tử, cơ sinh học của tế bào và chất căn bản của sụn dẫn đến nhuyễn hóa, nứt loét, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối.

Theo Y học hiện đại (YHHĐ), nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối được chia làm hai loại: Thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát.

- Chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991.

+ Có gai xương ở rìa khớp (trên Xquang).

+ Dịch khớp là dịch thoái hóa.

+ Tuổi trên 38.

+ Cứng khớp dưới 30 phút.

+ Có dấu hiệu lục cục khi cử động khớp.

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.

- Các dấu hiệu khác: tràn dịch và biến dạng khớp.

- Các phương pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh: Xquang, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ, nội soi khớp.

Theo Y học cổ truyền (YHCT), thoái hóa khớp gối không có bệnh danh riêng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đến khám và điều trị thoái hóa khớp gối thường có triệu chứng đau, hạn chế vận động và khớp gối sưng hoặc biến dạng, nên thoái hóa khớp gối được quy vào chứng Tý, bệnh danh là Hạc tất phong.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

- Phong hàn thấp hoặc phong thấp nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào cơ biểu kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn.

- Công năng của tạng can và thận bị hư tổn do bệnh lâu ngày làm tà khí bám vào gân xương hoặc do tuổi cao, chức năng của can thận suy giảm gây đau, co duỗi khó khăn, biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.

III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Thể phong hàn thấp tý

1.1. Triệu chứng: Sau khi nhiễm ngoại tà (phong, hàn, thấp) xuất hiện đau, sưng nề, không nóng đỏ, hạn chế vận động khớp gối một hoặc hai bên, trời lạnh ẩm đau tăng, chườm ấm đỡ đau, kèm sợ lạnh, sợ gió, không sốt, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch phù hoãn.

1.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Biểu, thực, hàn.

- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại khớp, cân, cơ, kinh lạc.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn, thấp).

1.3. Pháp: Trừ thấp, khu phong, tán hàn, chỉ thống.

1.4. Phương

1.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương:

+ Nếu thấp thắng: Ý dĩ nhân thang

Ý dĩ

30g

Bạch truật

08g

Bạch thược

08g

Đương qui

12g

Quế chi

10g

Ma hoàng

06g

Cam thảo

04g

Sinh khương

06g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần khi thuốc còn ấm.

+ Nếu hàn tà thắng: Ô đầu thang:

Hắc phụ tử

08g

Ma hoàng

08g

Bạch thược

12g

Hoàng kỳ

20g

Cam thảo

04g

Mật ong

80g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống ấm.

1.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm tả và cứu các huyệt:

+ Tại chỗ:

A thị huyệt

Độc tỵ

Dương lăng tuyền

Lương khâu

Tất nhãn

Âm lăng tuyền

Huyết hải

Ủy trung

+ Toàn thân:

Phong long  Túc tam lý

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 10 đến 15 ngày/liệu trình.

- Các kỹ thuật châm: Điện châm

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật xoa, xát, miết, bóp, vờn, vận động. Day, ấn các huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần/ngày, từ 10 đến 15 ngày/liệu trình.

- Thủy châm: Sử dụng vitamin nhóm B thủy châm vào huyệt.

- Laser châm: Công thức huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Thời gian 15-30 phút/lần/ngày cho một lần laser châm. Một liệu trình từ 10 đến 15 lần, có thể nhiều liệu trình.

2. Thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư

2.1. Triệu chứng: Người bệnh đau mỏi khớp gối, vận động co duỗi khó khăn, có thể biến dạng khớp. Sau khi nhiễm thêm ngoại tà (phong, hàn, thấp) xuất hiện đau tăng lên, khớp gối sưng nề, không nóng đỏ, hạn chế vận động khớp gối một hoặc hai bên, kèm đau mỏi lưng gối, ù tai, ngủ kém, rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch trầm hoãn.

2.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, hàn.

- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can thận hư/Bệnh tại khớp, cân, cơ, kinh lạc.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn, thấp), bất nội ngoại nhân (nội thương).

2.3. Pháp: Trừ thấp, khu phong, tán hàn, chỉ thống, bổ can thận.

2.4. Phương

2.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: Độc hoạt ký sinh thang

Độc hoạt

10g

Tang ký sinh

16g

Phòng phong

12g

Tần giao

12g

Đương qui

12g

Quế tâm

04g

Tế tân

06g

Phục linh

12g

Xuyên khung

08g

Xích thược

12g

Cam thảo

06g

Thục địa

12g

Ngưu tất

12g

Đỗ trọng

12g

Đảng sâm

12g

 

 

     

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Hoặc dùng bài Tam tý thang: Là bài Độc hoạt ký sinh thang gia thêm Hoàng kỳ, Tục đoạn.

2.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm kết hợp với cứu.

+ Châm tả và cứu các huyệt tại chỗ: như thể phong hàn thấp tý.

+ Châm bổ:

Thận du

Can du

Tam âm giao

Thái khê

Thái xung

Quan nguyên

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Xoa bóp bấm huyệt, thủy châm: như thể phong hàn thấp tý.

3. Thể phong thấp nhiệt kèm can thận hư

3.1. Triệu chứng: Người bệnh đau mỏi khớp gối từ lâu, vận động co duỗi khó khăn, có thể có biến dạng khớp. Đợt này xuất hiện sưng, đau, nóng hoặc đỏ, một hoặc khớp gối hai bên, đau cự án. Thường kèm theo phát sốt, sợ gió, miệng khô khát, phiền táo bứt rứt không yên. Tiểu vàng lượng ít, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Mạch hoạt sác.

3.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, nhiệt.

- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can thận hư/bệnh tại khớp, cân, cơ, kinh lạc.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương), ngoại nhân (phong, thấp, nhiệt).

3.3. Pháp: Thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, chỉ thống, bổ can thận.

3.4. Phương

3.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương:

+ Dùng bài Ý dĩ nhân thang hợp với Nhị diệu tán

Ý dĩ nhân

12g

Quế chi

06g

Cam thảo

06g

Thược dược

06g

Ma hoàng

06g

Hoàng bá

12g

Bạch truật

12g

Thương truật

12g

Đương qui

12g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Hoặc dùng bài Bạch hổ quế chi thang

Sinh thạch cao

30g

Ngạnh mễ

10g

Tri mẫu

10g

Cam thảo

06g

Quế chi

04g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

3.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm: Như thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư. Châm tả thêm huyệt Đại chùy (GV.14), Nội đình (ST.44).

- Điện nhĩ châm, điện mãng châm: Như thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư.

- Sau khi khớp hết nóng, đỏ thì áp dụng phác đồ xoa bóp bấm huyệt, thủy châm, cấy chỉ như thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư.

IV. KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

4.1. Nguyên tắc điều trị

- Giảm đau, phục hồi chức năng vận động của khớp.

- Tránh tác dụng không mong muốn của thuốc, nâng cao chất lượng cuộc sống.

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Điều trị bằng thuốc

4.2.1.1. Điều trị triệu chứng tác dụng nhanh

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:

- Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

- Chống viêm không steroid (NSAIDs): Chống viêm không steroid (NSAIDs): Diclofenac 75mg/3ml  tiêp bắp  hoặc Meloxicam 7.5 mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên sau ăn

- Thuốc bôi ngoài da: Bôi tại khớp đau 2-3 lần/ngày.

4.2.1.2. Điều trị triệu chứng tác dụng chậm

- Glucosamin 500mg x 03 viên/ngày, chia 3 lần

4.2.2. Điều trị không dùng thuốc

- Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng: Theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng của Bộ Y tế và các hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Vật lý trị liệu: Laser công suất thấp, siêu âm trị liệu, điện xung.

- Có chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý, bảo vệ khớp tránh quá tải. Phát hiện điều trị chỉnh hình sớm các dị tật khớp (lệch trục khớp, khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài…).

4.2.3. Điều trị ngoại khoa

- Nội soi khớp nhằm sửa chữa tổn thương, cấy ghép tế bào sụn, rửa khớp và làm sạch khớp.

- Phẫu thuật thay khớp nếu điều trị nội khoa và bảo tồn không có hiệu quả, người bệnh đau nhiều và mất chức năng vận động nhiều. Thường được áp dụng ở người bệnh trên 60 tuổi. Thay khớp gối một phần hay toàn bộ khớp.

V. PHÒNG BỆNH

- Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

- Thực hiện tốt chế độ ăn, tránh để tăng cân béo phì. Giảm cân nếu quá cân.

- Tránh các chấn thương giúp làm chậm quá trình xuất hiện thoái hóa khớp.

- Nên tập vận động khớp gối không trọng lượng: đạp xe đạp, bơi....

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

          1. Quyết định số 5031/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ Y tế “Quyết định ban hành tài liệu hướng dẫn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

         

 

 

 

 

 

 

3. HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY (CHỨNG TÝ)

I. ĐẠI CƯƠNG

Theo Y học hiện đại, hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome), còn gọi là hội chứng vai cánh tay (scapulohumeral syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy), là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm.

Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và có thể lan xuống tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân thường gặp nhất (70 - 80%) là do thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20 – 25%).

Chẩn đoán xác định: Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, người bệnh có thể có những triệu chứng và hội chứng sau đây: Hội chứng cột sống cổ, hội chứng rễ thần kinh, hội chứng tủy cổ, hội chứng động mạch sống nền, có thể có các rối loạn thần kinh thực vật…

Theo Y học cổ truyền, hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi chứng Tý. Tý có nghĩa là tắc, không thông. Chứng tý là do tà khí phong hàn thấp nhiệt ở ngoài xâm nhập vào cơ thể, đóng bít ngăn trở kinh lạc, khí huyết vận hành không thông lợi mà gây ra.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Nguyên nhân gây chứng Tý rất đa dạng bao gồm ngoại nhân, nội nhân và bất nội ngoại nhân. Các yếu tố bên ngoài như phong, hàn, thấp, nhiệt tà có thể đơn độc hoặc cùng kết hợp xâm nhập vào cơ thể. Bệnh cũng có thể do nội nhân như rối loạn tình chí, tiên thiên bất túc hoặc sau kinh nguyệt, sinh đẻ làm khí huyết suy kém, âm dương không điều hòa. Các yếu tố bất nội ngoại nhân như lao động vất vả, ăn uống, tình dục không điều độ làm khí huyết suy hoặc do đàm ẩm, huyết ứ mà gây bế tắc kinh lạc cũng có thể gây chứng Tý.

III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Thể phong hàn

1.1. Triệu chứng: Đau nhức vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, có điểm đau cố định ở cổ, có thể sờ thấy co cơ ở cổ vai gáy, cứng cổ, hạn chế vận động. Đau, tê, nhức tứ chi, có thể có cảm giác nặng và yếu hai chi trên, đau nặng đầu, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng. Mạch phù hoãn hoặc sáp.

1.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Biểu, thực, hàn.

- Chẩn đoán kinh lạc: Đại trường/tiểu trường/tam tiêu.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, hàn).

1.3. Pháp điều trị: Trừ phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

1.4. Phương

1.4.1. Điều trị bằng YHCT

1.4.1.1. Điều trị dùng thuốc

* Thuốc uống trong:

- Cổ phương: Quế chi gia Cát căn thang

Quế chi

08g

Thược dược

12g

Đại táo

12g

Sinh khương

08g

Cam thảo

04g

Cát cǎn

12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống ấm.

1.4.1.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm tả các huyệt:

Hậu khê

Phong trì

Đại chùy

Liệt khuyết

Kiên tỉnh

Hợp cốc

Thủ tam lý

Thiên trụ

Ngoại quan

Giáp tích C4 – C7

A thị huyệt

Liệu trình: Châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 – 12 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 20 - 30 lần châm tuỳ theo mức độ bệnh.

- Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật: xoa, xát, day, lăn, đấm, chặt, bóp, ấn, bấm huyệt (các huyệt như công thức điện châm), vận động cột sống cổ (cúi, ngửa, nghiêng, quay), phát điều hòa.

Mỗi lần xoa bóp 15 – 20 phút. Ngày xoa bóp 1 lần. Một liệu trình kéo dài từ 20 đến 30 ngày tùy theo mức độ bệnh.

- Các kỹ thuật châm khác: Điện châm

- Thủy châm: Sử dụng thuốc vitamin nhóm B thủy châm vào huyệt. Thủy châm các huyệt: Kiên trung du (SI.15) Kiên tỉnh (GB.21)

2. Thể phong thấp nhiệt tý

2.1. Triệu chứng: Vùng cổ gáy sưng, nóng, đỏ, đau nhức vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, đau đầu chóng mặt. Sốt cao, khát nước, nước tiểu đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch hoạt sác.

2.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Biểu, thực, nhiệt.

- Chẩn đoán kinh lạc: Đại trường/tiểu trường/tam tiêu.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong, thấp, nhiệt).

2.3. Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, thông lạc.

2.4. Phương

2.4.1. Điều trị bằng YHCT

2.4.1.1. Điều trị dùng thuốc

* Thuốc uống trong:

- Bài cổ phương: Bạch hổ gia quế chi thang

Thạch cao

40g

Cam thảo

04g

Tri mẫu

12g

Quế chi

08g

Ngạnh mễ

20g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Hoặc dùng bài Quế chi thược dược tri mẫu thang:

Quế chi

08g

Bạch thược

12g

Tri mẫu

12g

Bạch truật

12g

Cam thảo

06g

Ma hoàng

08g

Phòng phong

12g

Sinh khương

06g

Phụ tử chế

02g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

- Nghiệm phương:

Ý dĩ

12g

Khương hoạt

08g

Kim ngân hoa

12g

Hoàng bá

12g

Hy thiêm thảo

12g

Khương hoàng

08g

Tần giao

10g

Liên kiểu

12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

2.4.1.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm tả các huyệt:

Hậu khê

Phong trì

Đại chùy

Ngoại quan

Kiên tỉnh

Hợp cốc

Thủ tam lý

A thị huyệt

Thiên trụ

Giáp tích C4 – C7

Liệu trình: Châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 – 12 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 20 đến 30 lần châm tuỳ theo mức độ bệnh.

- Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật: xoa, xát, day, lăn, đấm, chặt, bóp, ấn, bấm huyệt (các huyệt như công thức điện châm), vận động cột sống cổ (cúi, ngửa, nghiêng, quay), phát điều hòa.

Mỗi lần xoa bóp 15 – 20 phút. Ngày xoa bóp 1 lần. Một liệu trình kéo dài từ 20 đến 30 ngày tùy theo mức độ bệnh.

- Thủy châm và các kỹ thuật châm khác tương tự thể phong hàn.

3. Thể huyết ứ

3.1. Triệu chứng: Đau nhức, tê vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, tê, đau nhói cố định, đau tăng về đêm, ban ngày đỡ đau, đau cự án, co cứng cơ tại chỗ, kích thích khó chịu. Miệng khô, lưỡi tím, có thể có điểm ứ huyết. Mạch huyền hoặc sáp.

Thể huyết ứ thường ít xuất hiện đơn thuần mà kết hợp với các thể lâm sàng khác của chứng Tý vùng vai gáy.

3.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Biểu, thực.

- Chẩn đoán kinh lạc: Đại trường/tiểu trường/tam tiêu.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (huyết ứ).

3.3. Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh hoạt lạc chỉ thống.

3.4. Phương

3.4.1. Điều trị bằng YHCT

3.4.1.1. Điều trị dùng thuốc

* Thuốc uống trong:

- Cổ phương: Đào hồng ẩm

Đào nhân

08g

Xuyên khung

08g

Đương qui

10g

Uy linh tiên

12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

3.4.1.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm tả các huyệt:

Hậu khê

Thân mạch

Hợp cốc

Tam âm giao

Kiên tỉnh

Thủ tam lý

Thiên trụ

Giáp tích C4 – C7

A thị huyệt

Điện châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 - 12 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 20 đến 30 lần châm tuỳ theo mức độ bệnh.

- Xoa bóp bấm huyệt: Tương tự như thể phong hàn, bấm các huyệt tương tự như công thức huyệt trên.

- Thủy châm, các kỹ thuật châm khác tương tự thể phong hàn.

4. Thể can thận hư

4.1. Triệu chứng: Đau nhức vai gáy và ngực lưng, đau căng đầu, tê bì tay, đau mỏi lưng gối, hoa mắt chóng mặt, nhìn mờ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, miệng họng khô, lưỡi đỏ ít rêu. Mạch tế sác.

4.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, nhiệt.

- Chẩn đoán tạng phủ: Can, thận hư.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

4.3. Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận, hoạt huyết thông kinh lạc.

4.4. Phương

4.4.1. Điều trị bằng YHCT

4.4.1.1. Điều trị dùng thuốc

* Thuốc uống trong:

- Cổ phương: Quyên tý thang

Khương hoạt

09g

Phòng phong

08g

Xích thược

08g

Đương qui

12g

Sinh hoàng kỳ

12g

Tang chi

12g

Khương hoàng

10g

Cam thảo

04g

Đại táo

12g

 

 

      

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Hoặc dùng bài thuốc “Hổ tiềm hoàn”.

Thục địa

12g

Quy bản

12g

Bạch thược

10g

Tỏa dương

12g

Tri mẫu

08g

Hoàng bá

10g

Trần bì

06g

Can khương

04g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

4.4.1.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm bổ các huyệt:

Thái khê

Đại trữ

Huyền chung

Giáp tích C4 – C7

Thủ tam lý

Thiên trụ

A thị huyệt

Điện châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 - 12 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 20 đến 30 lần châm tuỳ theo mức độ bệnh.

- Xoa bóp bấm huyệt: Tương tự như thể phong hàn, bấm các huyệt tương tự như công thức huyệt trên.

- Thủy châm, các kỹ thuật châm khác tương tự thể phong hàn.

IV. KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Nguyên tắc điều trị

- Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết nguyên nhân nếu có thể.

- Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và các biện pháp không dùng thuốc khác.

- Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Điều trị bằng thuốc

2.2.1. Điều trị triệu chứng

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:

* Thuốc giảm đau:

Tùy mức độ đau, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các nhóm thuốc sau:

- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol.

- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs Chống viêm không steroid (NSAIDs): Diclofenac 75mg/3ml  tiêp bắp  hoặc Meloxicam 7.5 mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên sau ăn

* Thuốc giãn cơ:

- Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ.

* Các thuốc khác:

- Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể chỉ định khi có bệnh lý rễ thần kinh nặng hoặc dai dẳng, nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó tăng liều dần tùy theo đáp ứng điều trị.

- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (liều thấp) khi có biểu hiện đau thần kinh mạn tính hoặc khi có kèm rối loạn giấc ngủ.

- Vitamin nhóm B.

- Corticosteroid: Trong một số trường hợp có biểu hiện chèn ép rễ nặng và có tính chất cấp tính mà các thuốc khác ít hiệu quả, có thể xem xét dùng một đợt ngắn hạn corticosteroid đường uống trong 1-2 tuần.

2.2.2. Điều trị nguyên nhân

- Đối với thể can thận hư: Có thể kết hợp với thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm.

- Đối với thể huyết ứ: Nếu nguyên nhân do sai tư thế hoặc thoát vị đĩa đệm có thể kết hợp kéo giãn cột sống cổ.

2.2. Điều trị không dùng thuốc

- Trong giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm.

- Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng: Theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng của Bộ Y tế và các hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3. Điều trị ngoại khoa

Một số chỉ định: Đau nhiều song điều trị nội khoa ít có kết quả hoặc không có hiệu quả, có tổn thương thần kinh nặng và tiến triển, có chèn ép tủy cổ.

Một số phương pháp phẫu thuật chủ yếu: Chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị.

2.4. Các phương pháp khác

Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau (facet) cạnh cột sống cổ: Có thể được chỉ định và thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa.

Các thủ thuật giảm đau can thiệp: Phong bế rễ thần kinh chọn lọc; điều trị đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần (radio frequency ablation, RFA).

V. PHÒNG BỆNH

- Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao, tránh những tư thế ngồi, tư thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.

- Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

          1. Quyết định số 5031/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ Y tế “Quyết định ban hành tài liệu hướng dẫn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

4. BỆNH DÂY THẦN KINH MẶT (KHẨU NHÃN OA TÀ)

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Dây thần kinh mặt hay dây VII là dây hỗn hợp, có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi (vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ). Khi tổn thương dây thần kinh mặt (liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên) đều gây mất hoặc giảm vận động các cơ bám da mặt và da cổ.

Bệnh dây thần kinh VII nằm trong chứng trúng phong kinh lạc của Y học cổ truyền. Với bệnh danh “Khẩu nhãn oa tà” (miệng và mắt méo lệch) sẽ tương ứng với các triệu chứng của liệt dây thần kinh VII ngoại biên.

Theo Y học hiện đại, có rất nhiều nguyên nhân gây liệt dây thần kinh VII ngoại biên:

+ Do lạnh: Hay gặp nhất chiếm tới 80%, nguyên phát, thường sau người bệnh bị nhiễm lạnh và hay xảy ra vào ban đêm. Chỉ có liệt mặt đơn thuần, không có dấu hiệu thần kinh khác.

+ Do viêm nhiễm: Viêm nhiều rễ và dây thần kinh, viêm dây VII, viêm tai xương chũm, Zona, hạch gối…

+ Do các tổn thương nền sọ: Vỡ nền sọ gây vỡ xương đá, tai biến sản khoa do Forcep.

+ Do khối u: U góc cầu tiểu não, u dây thần kinh VII, u tai xương chũm, u độc nền sọ, u cánh nhỏ xương bướm.

- Chẩn đoán xác định liệt dây thần kinh VII ngoại biên:

+ Miệng méo về bên lành, lệch nhân trung về bên lành, mất hoặc mờ nếp nhăn trán, mất hoặc mờ rãnh mũi má bên liệt.

+ Dấu hiệu Souques dương tính.

+ Dấu hiệu Charles Bell dương tính.

+ Ngoài ra người bệnh có thể có một số triệu chứng khác: Khô mắt hoặc chảy nước mắt, giảm vị giác 2/3 trước lưỡi, giảm tiết nước bọt, cảm giác đau vùng sau tai.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Nguyên nhân chính gây chứng “Khẩu nhãn oa tà” là:

- Ngoại nhân: Do phong hàn, phong nhiệt tà.

- Bất nội ngoại nhân: Do các sang chấn ở đầu mặt gây ứ huyết ở kinh lạc.

Phong hàn hay phong nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào các kinh dương ở mặt, các sang chấn gây ra huyết ứ ở kinh lạc dẫn đến sự lưu thông kinh khí mất bình thường, khí huyết không được điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng, không co lại được mà gây nên bệnh.

III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Thể phong hàn ở kinh lạc: Thường gặp trong liệt dây thần kinh VII do lạnh.

1.1. Triệu chứng: Sau khi bị lạnh xuất hiện miệng méo, mắt nhắm không kín, khó thổi lửa, huýt sáo, ăn uống nước trào ra bên liệt, nhân trung lệch về bên lành, nếp nhăn trán và rãnh mũi má mờ hoặc mất bên liệt. Toàn thân có biểu hiện sợ gió, sợ lạnh, gai rét, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù khẩn.

1.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn.

- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại các kinh dương trên mặt.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong hàn).

1.3. Pháp: Khu phong tán hàn, ôn kinh hoạt lạc.

1.4. Phương

1.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: Đại tần giao thang:

Khương hoạt

08g

Bạch thược

08g

Độc hoạt

08g

Xuyên khung

08g

Tần giao

08g

Đảng sâm

12g

Bạch chỉ

08g

Bạch linh

08g

Cam thảo

06g

Ngưu tất

12g

Bạch truật

12g

Thục địa

12g

Đương qui

08g

Hoàng cầm

08g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

1.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Châm cứu : châm tả các huyệt

+ Tại chỗ:

Ế phong, Nghinh hương, Đồng tử liêu ,Địa thương, Dương bạch, Giáp xa, Ngư yêu, Nhân trung, Quyền liêu, Thừa tương

+ Toàn thân:

Bách hội, Phong trì ,Hợp cốc ,bên đối diện

Liệu trình: Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Các kỹ thuật châm: Điện châm

Liệu trình: Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Xoa bóp bấm huyệt: Các thủ thuật xoa, day, miết, véo, bóp các cơ vùng đầu mặt cổ, ấn, bấm các huyệt giống như châm. Xoa bóp 30 phút/lần/ngày. Một liệu trình điều trị từ 15 đến 20 ngày.

- Thủy châm: Sử dụng thuốc vitamin nhóm B thủy châm vào huyệt vùng mặt.

2. Thể phong nhiệt: Thường gặp trong liệt dây thần kinh VII do viêm nhiễm.

2.1. Triệu chứng: Miệng méo, mắt nhắm không kín, khó thổi lửa, huýt sáo, ăn uống nước trào ra bên liệt, nhân trung lệch về bên lành, nếp nhăn trán và rãnh mũi má mờ hoặc mất bên liệt. Toàn thân có biểu hiện sốt, sợ gió, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch phù sác.

2.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt

- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại các kinh dương trên mặt.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (phong nhiệt).

2.3. Pháp: Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết.

2.4. Phương

2.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Nghiệm phương:

Kim ngân hoa 16g                               Xuyên khung 12g

Bồ công anh 16g                                 Đan sâm 12g

Thổ phục linh 12g                               Ngưu tất 12g

Ké đầu ngựa 12g                                 Trần bì 08g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

2.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm: châm tả các huyệt

+ Tại chỗ: giống thể phong hàn vào kinh lạc

+ Toàn thân:

Bách hội ,Phong trì ,Hợp cốc , bên đối diện

Khúc trì 2 bên

Nội đình

Liệu trình: Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình. Không châm khi có tổn thương trên da.

- Các phương pháp điều trị khác như điện châm,xoa bóp bấm huyệt, thủy châm: giống thể phong hàn vào kinh lạc.

3. Thể huyết ứ: Thường gặp trong liệt dây thần kinh VII do chấn thương như sau ngã, sau phẫu thuật vùng tai, vùng xương chẩm, nhổ răng hoặc khối u.

3.1. Triệu chứng: Sau sang chấn xuất hiện miệng méo, mắt nhắm không kín, khó thổi lửa, huýt sáo, ăn uống nước trào ra bên liệt, nhân trung lệch về bên lành, nếp nhăn trán và rãnh mũi má mờ hoặc mất bên liệt. Lưỡi có điểm ứ huyết. Mạch sáp.

3.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực.

- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại các kinh dương trên mặt.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân.

3.3. Pháp: Hoạt huyết, tiêu ứ, hành khí.

3.4. Phương

3.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: Tứ vật đào hồng:

Xuyên khung

12g

Bạch thược

12g

Thục địa

12g

Đương qui

12g

Hồng hoa

08g

Đào nhân

10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

3.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Châm: châm tả các huyệt tại chỗ, toàn thân giống thể phong hàn và châm thêm Huyết hải ,Túc tam lý  hai bên.

Liệu trình: Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Các phương pháp điều trị khác: giống thể trúng phong hàn vào kinh lạc.

IV. KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Nguyên tắc điều trị:

- Điều trị tùy nguyên nhân

2. Điều trị cụ thể:

2.1. Điều trị bằng thuốc: Phối hợp các nhóm thuốc sau:

- Tăng dẫn truyền thần kinh.

- Tái tạo bao myelin.

- Vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12).

- Corticoid.

- Kháng sinh khi có nhiễm khuẩn hoặc kháng vi rút khi bị zona.

2.2. Điều trị không dùng thuốc: Nên phối hợp với dùng thuốc.

- Đeo kính, băng mắt, nhỏ thuốc bảo vệ mắt.

- Vật lý trị liệu: Điện di nivalin, sóng ngắn, điện xung dòng xung kích thích, hồng ngoại.

- Xoa bóp cơ mặt vùng liệt.

- Hướng dẫn người bệnh tập nhăn trán, nhíu mày, huýt sáo, phát âm các âm b, p, u, i.

- Trường hợp bị liệt mặt co cứng dai dẳng điều trị không kết quả có thể tiêm cồn hủy dây thần kinh.

2.3. Điều trị ngoại khoa: Chỉ định phẫu thuật cho liệt dây VII ngoại biên trong các trường hợp sau:

- Liệt dây VII ngoại biên do lạnh tiến triển ngày càng nặng, sau điều trị nội khoa và vật lý trị liệu đến ngày thứ 21, lâm sàng vẫn không thấy dấu hiệu hồi phục, ghi điện thần kinh cơ có mức thoái hóa tới 90% kèm mất phản xạ nháy mắt hoặc đến tháng thứ 2 vẫn liệt mặt nặng và điện cơ mất hoạt động điện.

- Liệt dây VII do viêm tai cấp hoặc mạn tính điều trị bảo tồn trong 4 - 5 tuần mà không có dấu hiệu phục hồi.

- Liệt dây VII sau mổ tai: cần kiểm tra ống Fallop, nếu có thay đổi hình thái cần phải mổ lại, nếu không thấy thay đổi thì điều trị nội khoa, sau 4 tuần không hồi phục thì có chỉ định mổ.

- Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do các khối u.

V. PHÒNG BỆNH

- Tránh nhiễm lạnh, tránh những nơi gió lùa, giữ ấm vùng cổ về mùa đông.

- Điều trị tích cực bệnh lý viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

          1. Quyết định số 5031/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ Y tế “Quyết định ban hành tài liệu hướng dẫn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. ĐAU THẦN KINH TỌA (YÊU CƯỚC THỐNG)

I. ĐẠI CƯƠNG

Theo Y học hiện đại, đau thần kinh tọa có biểu hiện đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Vị trí đau tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương. Khi tổn thương rễ L5, thường đau từ thắt lưng lan xuống mặt bên đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, qua trước mắt cá ngoài đến mu chân và lan tới ngón chân cái. Trường hợp tổn thương rễ S1, đau từ thắt lưng lan xuống mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, xuống gót chân, qua mắt cá ngoài tới gan chân và tận cùng ở ngón út.

Nguyên nhân hay gặp nhất gây đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (thường gặp thoát vị đĩa đệm L4-L5 hoặc L5- S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng). Ngoài ra các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa như: thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt thân đốt sống, chấn thương, tổn thương thân đốt sống (do lao, vi khuẩn, u, ung thư), viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng mang thai...

Tiêu chuẩn chẩn đoán: Lâm sàng người bệnh có 2 hội chứng:

- Hội chứng cột sống thắt lưng:

Điểm đau cột sống (Cảm giác đau chói khi ấn vào mỏm gai sau của cột sống bị tổn thương)

Biến dạng cột sống: Mất đường cong sinh lý, gù, vẹo cột sống thắt lưng

Co cứng cơ cạnh cột sống thắt lưng một bên hoặc hai bên

Khoảng cách tay đất hạn chế

Nghiệm pháp Schober (+)

- Hội chứng chèn ép rễ thần kinh thắt lưng:

Đau theo rễ thần kinh tổn thương, có thể có cảm giác tê bì, kiến bò, nóng rát.

Dấu hiệu bấm chuông (+)

Dấu hiệu Lasègue (+)

Hệ thống điểm đau Valleix (+)

Rối loạn phản xạ gân xương: Trường hợp tổn thương rễ L5: phản xạ gân gót bình thường, giảm hoặc mất cảm giác ngón chân cái, teo nhóm cơ cẳng chân trước ngoài, các cơ mu chân, không đi được bằng gót chân; Trường hợp tổn thương S1: phản xạ gân gót giảm hoặc mất, giảm hoặc mất cảm giác phía ngón chân út, teo cơ bắp cẳng chân, cơ gan bàn chân, không đi được bằng mũi chân.

Cận lâm sàng trong đau thần kinh tọa: bilan viêm âm tính; Xquang thường quy cột sống thắt lưng bình thường hoặc có dấu hiệu thoái hóa, trượt thân đốt sống và ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân; Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng nhằm xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương; Điện cơ đồ giúp phát hiện và đánh giá rễ thần kinh tổn thương.

Theo Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa được miêu tả trong các y văn với các bệnh danh như “Yêu cước thống”, “Tọa cốt phong”, “Tọa điến phong”, “Yêu cước đông thống” và thuộc phạm vi chứng Tý.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Do phong hàn thấp xâm phạm vào bì phu kinh lạc gây khí huyết vận hành trong kinh lạc bị ứ trệ. Phong có tính di chuyển nên người bệnh có triệu chứng đau lan theo đường đi của dây thần kinh tọa. Hàn có tính chất ngưng trệ, làm cho khí huyết kinh lạc bị tắc nghẽn gây ra co rút gân cơ. Thấp có tính nê trệ làm tắc trở kinh lạc gây nên cảm giác tê bì, nặng nề, vận động khó khăn.

Do can thận hư, phong hàn thấp thừa cơ xâm phạm vào bì phu, kinh lạc làm kinh lạc bế tắc, kinh khí không lưu thông gây đau, hạn chế vận động. Phong hàn thấp tà uất lâu hóa nhiệt làm người bệnh có triệu chứng nóng rát nơi đau.

Do chấn thương làm huyết ứ gây bế tắc kinh lạc, kinh khí không lưu thông gây đau và hạn chế vận động.

III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Thể phong hàn thấp: Thường gặp trong những trường hợp đau thần kinh tọa do lạnh.

1.1. Triệu chứng: Sau khi bị nhiễm lạnh, đau từ thắt lưng hoặc từ mông xuống chân, đau có điểm khu trú, chưa có teo cơ, đau tăng khi trời lạnh, chườm ấm dễ chịu. Sợ gió, sợ lạnh, đại tiện có thể bình thường hoặc nát, tiểu tiện trong, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù hoặc phù khẩn.

1.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn.

- Chẩn đoán kinh lạc: Kinh bàng quang và/hoặc Kinh đởm.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (Phong hàn thấp).

1.3. Pháp: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.

1.4. Phương

1.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: Can khương thương truật linh phụ thang gia giảm

Can khương 08g                                  Quế chi 08g

Thương truật 08g                                Ý dĩ 08g

Cam thảo 06g                                     Bạch linh 12g

Xuyên khung 16g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

1.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Châm hoặc cứu: Châm tả các huyệt

+ Nếu đau theo kinh Bàng quang (Đau kiểu rễ S1): các huyệt

A thị vùng cột sống thắt lưng Giáp tích L4- L5, L5- S1

Thận du ,Đại trường du ,Trật biên , Ân môn ,Thừa phù , Ủy trung ,Thừa sơn Côn lôn ,

+ Nếu đau theo kinh Đởm (Đau kiểu rễ L5): các huyệt

A thị vùng cột sống thắt lưng Giáp tích L4- L5, L5- S1

Thận du , Đại trường du ,Hoàn khiêu , Phong thị ,Dương lăng tuyền ,Huyền chung ,Khâu khư

- Các kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm, ôn điện châm, ôn châm.

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Xoa bóp bấm huyệt: Các thủ thuật xoa, xát, miết, day, lăn vùng lưng của chân đau. Bấm các huyệt bên đau. Vận động cột sống, vận động chân. Phát từ thắt lưng xuống chân đau. Liệu trình xoa bóp 30 phút/lần/ngày, một liệu trình điều trị từ 15 đến 30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh.

- Thủy châm: Sử dụng các thuốc vitamin nhóm B thủy châm vào các huyệt: Đại trường du ,Trật biên ,Thừa phù

+ Thủy châm một lần/ngày, mỗi lần thủy châm vào 2- 3 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2-3 liệu trình liên tục.

2. Thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư: Thường gặp trong những trường hợp đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống.

2.1. Triệu chứng: Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, chân dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đau có cảm giác tê bì, nặng nề, có thể teo cơ, bệnh kéo dài, dễ tái phát.

Kèm theo triệu chứng ăn kém, ngủ ít. Chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng dầy và nhớt. Mạch nhu hoãn hoặc trầm nhược.

2.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, thiên hàn.

- Chẩn đoán tạng phủ: Can thận hư (Tỳ hư nếu có teo cơ).

- Chẩn đoán kinh lạc: Kinh bàng quang và/hoặc Kinh đởm.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân + Bất nội ngoại nhân (nội thương).

2.3. Pháp: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, bổ can thận (kiện tỳ nếu có teo cơ).

2.4. Phương

2.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Bài cổ phương: Độc hoạt tang ký sinh thang

Độc hoạt

10g

Phòng phong

12g

Tang ký sinh

12g

Tế tân

04g

Tần giao

12g

Đương quy

12g

Phục linh

12g

Quế chi

04g

Bạch thược

12g

Xuyên khung

08g

Thục địa

12g

Chích cam thảo

06g

Đỗ trọng

12g

Ngưu tất

12g

Đảng sâm

12g

 

 

Ngày sắc uống 1 thang, chia 3 lần, liệu trình 10 - 15 thang.

2.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Châm: Châm tả các huyệt giống thể phong hàn và châm bổ thêm các huyệt Can du (BL.18), Thận du (BL.23).

- Thủy châm: Giống thể phong hàn thấp.

- Cấy chỉ: giống thể phong hàn thấp, thêm huyệt Can du (BL.18), Thận du (BL.23).

- Xoa bóp bấm huyệt: giống thể phong hàn thấp, bấm thêm huyệt Can du (BL.18), Thận du (BL.23).

Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.

3. Thể thấp nhiệt: Thường gặp trong những trường hợp đau thần kinh tọa do viêm nhiễm.

3.1. Triệu chứng: Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, chân dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to, đau có cảm nóng rát như kim châm. Chân đau nóng hơn chân bên lành, chất lưỡi hồng hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch hoạt sác.

3.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt.

- Chẩn đoán kinh lạc: Kinh bàng quang và/hoặc Kinh đởm.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân (thấp nhiệt).

3.3. Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp, hành khí hoạt huyết.

3.4. Phương

3.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: Ý dĩ nhân thang hợp với Nhị diệu tán

Ý dĩ nhân

12g

Quế chi

06g

Cam thảo

06g

Thược dược

06g

Ma hoàng

06g

Hoàng bá

12g

Bạch truật

12g

Thương truật

12g

Đương quy

12g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, liệu trình 10 - 15 thang.

3.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Châm tả các huyệt giống thể phong hàn thấp.

+ Liệu trình: ngày 1 lần, 7- 14 ngày/liệu trình..

4. Thể huyết ứ: Thường gặp trong những trường hợp đau thần kinh tọa do chấn thương hoặc do thoát vị đĩa đệm.

4.1. Triệu chứng: Đau đột ngột, dữ dội tại một điểm, đau lan xuống chân, hạn chế vận động nhiều, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết. Mạch sáp.

4.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực.

- Chẩn đoán kinh lạc: Kinh bàng quang và/hoặc Kinh đởm.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (huyết ứ).

4.3. Pháp: Hoạt huyết khứ ứ, thông kinh hoạt lạc.

4.4. Phương

4.4.1. Điều trị bằng thuốc:

- Cổ phương: Thân thống trục ứ thang

Đương quy

12g

Đào nhân

06g

Hồng hoa

06g

Nhũ hương

08g

Chích thảo

04g

Hương phụ chế

12g

Khương hoạt

12g

Tần giao

12g

Địa long

06g

Ngưu tất

12g

Ngũ linh chi (tôi giấm) 12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

4.4.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Điện châm: châm tả các huyệt như thể phong hàn thấp và thêm huyệt Huyết hải .

- Xoa bóp bấm huyệt: Giống thể phong hàn thấp và tránh động tác vận động cột sống (gập đùi vào ngực).

IV. KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Nguyên tắc điều trị

- Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng).

- Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.

- Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.

- Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.

- Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải chèn ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.

2. Điều trị cụ thể:

2.1. Điều trị bằng thuốc:

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:

- Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới. Tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp

- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs Chống viêm không steroid (NSAIDs): Diclofenac 75mg/3ml  tiêp bắp  hoặc Meloxicam 7.5 mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên sau ăn

- Thuốc giãn cơ.

- Trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh có thể kết hợp với một trong các thuốc giảm đau thần kinh.

- Trong trường hợp đau nhiều, các thuốc giảm đau ít tác dụng, có thể tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng.

- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Với trường hợp đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng).

2.2. Điều trị không dùng thuốc:

- Chế độ nghỉ ngơi: Nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, tránh mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.

- Vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại, thể dục trị liệu, kéo giãn cột sống thắt lưng, treo người bằng xà đơn, bơi, đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

V. PHÒNG BỆNH

- Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu, đứng lâu, có thể mang đai lưng hỗ trợ.

- Tránh bị nhiễm lạnh, ẩm thấp kéo dài.

- Tránh các động tác đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng.

- Luyện tập bơi lội hoặc yoga để tăng sức bền của khối cơ lưng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

          1. Quyết định số 5031/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ Y tế “Quyết định ban hành tài liệu hướng dẫn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

6. DI CHỨNG NHỒI MÁU NÃO (BÁN THÂN BẤT TOẠI)

I. ĐẠI CƯƠNG

Theo Y học hiện đại, di chứng tai biến mạch máu não nói chung và di chứng nhồi máu não nói riêng là hậu quả thường gặp của nhóm bệnh lý thần kinh mà nguyên nhân chính là do các bệnh lý tim mạch. Nhồi máu não xảy ra khi một mạch máu bị huyết khối hoặc bị nghẽn mạch làm khu vực não tưới máu bởi động mạch đó bị thiếu máu và hoại tử. Nhồi máu não chiếm khoảng 85% các tai biến mạch máu não, nguyên nhân chủ yếu do: xơ vữa mạch ở người lớn tuổi; tăng huyết áp; bệnh tim có loạn nhịp, hẹp van hai lá, viêm nội tâm mạc bán cấp… Trên lâm sàng, bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng liệt nửa người với các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra từ từ với các triệu chứng thần kinh khu trú hơn lan toả và được xếp vào phạm vi của chứng “Bán thân bất toại” của Y học cổ truyền.

Việc chẩn đoán xác định dựa trên triệu chứng lâm sàng có sự thiếu sót về chức năng thần kinh và cận lâm sàng trên phim CT – scanner hoặc MRI sọ não có hình ảnh nhồi máu não.

Hậu quả của nhồi máu não thường để lại di chứng liệt vận động nửa người, thất ngôn, liệt các dây thần kinh sọ, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, trong đó liệt nửa người là triệu chứng hay gặp nhất. Do vậy, phục hồi chức năng cho người bệnh sau nhồi máu não là một yêu cầu cấp thiết. Khi người bệnh qua giai đoạn cấp các dấu hiệu sinh tồn ổn định thì có thể bắt đầu được điều trị bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

- Ngoại phong: chính khí cơ thể hư suy, vệ khí bất cố, lạc mạch trống rỗng làm phong tà thừa cơ xâm nhập vào kinh mạch khiến cho kinh mạch bế tắc, khí huyết không thông mà gây bệnh.

- Nội phong:

+ Ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo ngọt, uống nhiều rượu bia hoặc lo nghĩ quá nhiều gây tổn thương Tỳ. Tỳ hư lâu ngày không vận hóa được thủy thấp làm thủy thấp đình trệ lại mà sinh đàm. Đàm tích trệ trong cơ thể lâu ngày uất lại hóa hỏa, hỏa động sinh phong mà gây bệnh.

+ Người cao tuổi hoặc bẩm tố thận tinh hư tổn không nuôi dưỡng được can âm. Âm hư không tiềm được dương làm can dương vượng lên mà sinh phong, phong động gây nên bệnh.

+ Người hay cáu giận, tình chí uất ức làm ảnh hưởng tới chức năng sơ tiết của tạng can, can hỏa vượng sinh phong mà gây bệnh.

- Khí hư, huyết ứ: Người cao tuổi, khí huyết cơ thể hư suy lâu ngày dẫn tới khí hư huyết ứ mà gây bệnh.

III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Thể can thận âm hư

Thường gặp ở người có thể trạng gầy, người cao tuổi, tăng huyết áp và có xơ vữa mạch.

1.1. Triệu chứng: Bán thân bất toại (yếu, liệt nửa người), chân tay cứng đờ, co quắp, nói ngọng, miệng méo, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, chất lưỡi đỏ, không rêu hoặc rêu vàng khô. Mạch huyền sác.

1.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt.

- Chẩn đoán tạng phủ: Can thận âm hư.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

1.3. Pháp điều trị: Tư âm tiềm dương, trấn hỏa tức phong.

1.4. Phương

1.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: Lục vị địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

Thục địa

12g

Trạch tả

08g

Hoài sơn

12g

Phục linh

08g

Sơn thù

12g

Mẫu lệ

10g

Đan bì

08g

Miết giáp

10g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Hoặc bài: Đại định phong châu (Ôn bệnh điều biện)

Mạch môn

10g

Bạch thược

10g

A giao

08g

Ngũ vị tử

08g

Sinh mẫu lệ

10g

Sinh miết giáp

10g

Sinh quy bản

10g

Can địa hoàng

08g

Kê tử hoàng

2 quả

Chích cam thảo

06g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Chú ý sau khi sắc xong cho Kê tử hoàng vào bát thuốc và uống nóng.

1.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm:

+ Phác đồ huyệt chung:

Bách hội ,Kiên tỉnh ,Kiên ngung , Tý nhu ,Khúc trì , Thủ tam lý ,Ngoại quan , Dương trì ,Hợp cốc , Phong thị ,Phục thỏ ,Lương khâu ,Túc tam lý , Giải khê ,Huyết hải , Âm lăng tuyền ,Thái khê ,Tam âm giao ,Can du , Thận du ,Huyền chung , Dương lăng tuyền ,Bát tà Bát phong

+ Nếu liệt mặt:

Địa thương ,Giáp xa ,Quyền liêu ,Thừa tương bên liệt

+ Nếu nói ngọng:

Thượng liêm tuyền 2 bên, ngoại kim tân, ngoại ngọc dịch

Liệu trình: 10 – 15 ngày/liệu trình. Chọn 16 – 20 huyệt cho 1 lần châm, thời gian châm 30 phút/lần/ngày.

- Điện mãng châm:

+ Thất ngôn, châm tả các huyệt:

Bách hội,Thượng liêm tuyền hướng về gốc lưỡi, Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch

+ Liệt mặt: Châm tả các huyệt

Quyền liêu ,xuyên Hạ quan ,Địa thương ,xuyên Giáp xa ,Thừa tương ,Ế phong

+ Liệt tay: Châm tả các huyệt

Giáp tích C4 xuyên C7,Đại chùy , xuyên Tích trung,Kiên ngung ,xuyên Khúc trì,Kiên trinh ,xuyên Cực tuyền ,Khúc trì ,xuyên Ngoại quan ,Hợp cốc , xuyên Lao cung, Bát tà

+ Liệt chân: Châm tả các huyệt

Giáp tích D12 xuyên L5,Hoàn khiêu  xuyên Thừa phù ,Thừa sơn   xuyên Uỷ trung ,Lương khâu xuyên Bễ quan ,Giải khê   xuyên Khâu khư ,Tích trung xuyên Yêu dương quan ,Dương lăng tuyền xuyên Huyền chung,Phi dương xuyên Côn lôn ,Địa ngũ hội.

Châm bổ các huyệt:Thận du xuyên Bạch hoàn du ,Tam âm giao xuyên Âm cốc ,Thái khê xuyên Trúc tân ,Huyết hải xuyên Âm liêm

Liệu trình: 10 – 15 lần/liệu trình. Thời gian châm 20 – 30 phút/lần.

- Laser châm: Công thức huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Liều điều trị: A thị huyệt 1 – 2J/cm2, các huyệt khác 1 – 3J/cm2. Thời gian 15 – 20 phút cho một lần laser châm. Mỗi ngày một lần, một liệu trình từ 10 đến 15 lần.

- Thủy châm: Sử dụng các thuốc vitamin nhóm B thủy châm vào huyệt túc tam lý, khúc trì bên liệt.

- Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các động tác xoa bóp bấm huyệt và vận động nửa người bên liệt. Day, ấn, bấm huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Liệu trình: từ 10 đến 15 ngày/liệu trình. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt 30 phút, ngày 1 lần.

2. Thể phong đàm

Thường gặp ở những người tăng huyết áp, béo phì, cholesterol máu cao.

2.1. Triệu chứng: Bán thân bất toại (liệt nửa người), chân tay tê dại, nặng nề, khó cử động, miệng méo, nói ngọng, nặng đầu, hoa mắt chóng mặt, lưỡi bệu, dính nhớt, rêu trắng dày. Mạch huyền hoạt hoặc phù hoạt.

2.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Lý hư.

- Chẩn đoán tạng phủ: Tỳ hư.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương, đàm thấp hoá hoả sinh phong).

2.3. Pháp điều trị: Kiện tỳ, trừ đàm thông lạc.

2.4. Phương điều trị

2.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: “Đạo đàm thang” (Tế sinh phương)

Bán hạ chế

12g

Đảng sâm

12g

Trần bì

08g

Trúc nhự

04g

Phục linh

12g

Xương bồ

12g

Cam thảo

06g

Đại táo

12g

Đởm nam tinh

12g

Sinh khương

3 lát

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

+ Hoặc dùng bài “Bán hạ bạch truật thiên ma thang” (Y học tâm ngộ)

Bán hạ chế

12g

Trần bì

06g

Thiên ma

12g

Cam thảo

06g

Bạch truật

12g

Bạch linh

12g

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

2.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm:

+ Phác đồ huyệt chung:

Bách hội , Kiên tỉnh ,Kiên ngung , Tý nhu ,Khúc trì , Thủ tam lý ,Ngoại quan ,Dương trì ,Hợp cốc ,Bát tà,Phong thị , Phục thỏ ,Lương khâu , Huyết hải ,Tỳ du ,Giải khê ,Âm lăng tuyền ,Bát phong,Tam âm giao ,Túc tam lý ,Phong long , Dương lăng tuyền ,Huyền chung ,

+ Nếu liệt mặt:

Địa thương , Giáp xa ,Quyền liêu , Thừa tương bên liệt

+ Nếu nói ngọng:

Liêm tuyền , Bàng liêm tuyền 2 bên.

Phương pháp châm: Hào châm hoặc điện châm.

Liệu trình: từ 10 đến 15 ngày/liệu trình. Chọn 10 – 15 huyệt cho 1 lần châm, thời gian châm 30 phút/lần/ngày.

- Thủy châm, laser châm: Như thể Can thận âm hư.

- Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các động tác xoa bóp bấm huyệt và vận động nửa người bên liệt. Day, ấn, bấm huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Liệu trình: từ 10 đến 15 ngày/liệu trình. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt 30 phút, ngày 1 lần.

3. Thể khí hư huyết ứ

Thường gặp ở người bệnh có bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch.

3.1. Triệu chứng: Bán thân bất toại (yếu, liệt nửa người), chân tay mình mẩy mềm vô lực, tê bì, nói ngọng, nói khó, miệng méo, sắc mặt không tươi nhuận, lưỡi tím có điểm ứ huyết. Mạch tế sáp hoặc hư nhược.

3.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Lý hư trung hiệp thực.

- Chẩn đoán tạng phủ: Khí hư, huyết ứ.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

3.3. Pháp điều trị: Ích khí hoạt huyết thông lạc.

3.4. Phương điều trị

3.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: “Bổ dương hoàn ngũ thang”

Quy vĩ

12g

Hồng hoa

08g

Sinh hoàng kỳ

20g

Xuyên khung

10g

Địa long

06g

Xích thược

12g

Đào nhân

08g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

3.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm:

+ Phác đồ huyệt chung:

Châm tả các huyệt:

Bách hội , Kiên tỉnh ,Kiên ngung , Tý nhu ,Khúc trì , Thủ tam lý ,Ngoại quan , Dương trì ,Hợp cốc , Huyền chung ,Phong thị , Phục thỏ ,Lương khâu , Giải khê ,Âm lăng tuyền , Dương lăng tuyền ,Bát tà Tam âm giao ,Bát phong bên liệt Huyết hải hai bên.

Châm bổ các huyệt:

Quan nguyên , Khí hải ,Túc tam lý

+ Nếu liệt mặt:

Địa thương , Giáp xa ,Quyền liêu , Thừa tương

+ Nếu nói ngọng: Liêm tuyền , Bàng liêm tuyền 2 bên

Phương pháp châm: Hào châm hoặc điện châm.

Liệu trình: từ 10 đến 15 ngày/liệu trình. Chọn 16 – 20 huyệt cho 1 lần châm, thời gian châm 30 phút/lần/ngày.

- Thủy châm, laser châm: Như thể Can thận âm hư.

- Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các động tác xoa bóp bấm huyệt và vận động nửa người bên liệt. Day, ấn, bấm huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Liệu trình: từ 10 đến 15 ngày/liệu trình. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt 30 phút, ngày 1 lần.

IV. KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

4.1. Nguyên tắc điều trị

- Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng: Theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng của Bộ Y tế và các hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch kèm theo…

4.2. Điều trị cụ thể

4.2.1. Điều trị bằng thuốc

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:

- Thuốc tăng cường dinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh

- Thuốc chống co cứng cơ

4.2.2. Điều trị không dùng thuốc

- Tập phục hồi chức năng: Các bài tập tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ liệt của người bệnh. Giai đoạn liệt mềm tập thụ động các khớp bên liệt. Giai đoạn liệt cứng tập vận động thụ động hoặc có trợ giúp tùy thuộc vào mức độ liệt của người bệnh, tập nằm, ngồi, thăng bằng, đứng, đi và thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày. Thực hiện theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng của Bộ Y tế và các hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

V. PHÒNG BỆNH

- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như: Huyết áp, đường máu, lipid máu…

- Thay đổi lối sống: Ăn nhạt, giảm lượng rượu, bỏ thuốc lá, tăng cường vận động thể lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

          1. Quyết định số 5031/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ Y tế “Quyết định ban hành tài liệu hướng dẫn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. TĂNG HUYẾT ÁP VÔ CĂN (HUYỄN VỰNG)

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp và là một vấn đề xã hội. Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng không chỉ gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Chẩn đoán xác định dựa vào đo huyết áp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, được gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Trị số huyết áp được đo ở 2 lần khám, mỗi lần khám được đo ít nhất 2 lần, người bệnh cần được nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút.

- Theo Y học hiện đại, tăng huyết áp được chia làm 2 loại là tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát (các bệnh về thận, nội tiết, tim mạch, do thuốc và một số nguyên nhân khác). Cần lưu ý khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân, phát hiện các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích (ở tim, thận, mạch máu, võng mạc, não).

- Phân loại tăng huyết áp theo Hội Tim mạch VN 2007 (dựa vào WHO 2005, JNC VI 1997, ESC/ESH 2003)

Phân loại

Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

Huyết áp tối ưu

<120

<80

Huyết áp bình thường

<130

<85

Huyết áp bình thường cao

130 – 139

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1

140 – 159

90 – 99

Tăng huyết áp độ 2

160 – 179

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3

≥180

≥110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥140

<90

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng 1 phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để xếp loại.

- Theo Y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi của các chứng: Huyễn vựng, đầu thống, thất miên... và do nhiều nguyên nhân gây ra.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

- Do can dương vượng, bốc lên trên hoặc do tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày khiến can dương thăng động gây nhiễu lên trên làm cho hoa mắt chóng mặt, choáng đầu, ù tai. Dương thăng nên gây mặt đỏ, hay tức giận. Can dương vượng gây ít ngủ, hay mơ, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch huyền.

- Nội thương hư tổn: Do lao động nặng nhọc lâu ngày hoặc do tuổi cao sức yếu làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Trong đó tổn thương thận âm, thận âm hư không nuôi dưỡng được can mộc làm cho can âm suy yếu dẫn đến can thận âm hư, can âm hư thì can dương sẽ bốc lên gây ra chóng mặt, đau đầu, hay quên. Thận hư gây ra lưng gối

đau, ù tai, mất ngủ, di tinh. Âm hư làm cho lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, mạch huyền tế. Dương hư làm cho đại tiện lỏng, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm tế sác.

- Đàm thấp: Do ăn nhiều đồ béo bổ, hại đến tỳ vị, thức ăn không hóa thành tân dịch mà biến thành đàm thấp, khiến thanh dương không thăng được, trọc âm không giáng mà gây ra huyễn vựng làm cho đầu choáng váng. Vị khí ở trung tiêu không giáng, khí cơ không lợi nên hông đau, bụng đầy, buồn nôn, ăn ít, mệt mỏi. Đàm trọc ứ trệ làm cho chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dầy, ánh vàng, mạch nhu hoạt.

III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.

Phải kết hợp với YHHĐ, không nên sử dụng YHCT đơn thuần.

1. Thể can dương thượng cang

1.1. Triệu chứng: Hoa mắt, choáng váng, đau đầu, mặt đỏ, hay tức giận, ít ngủ, ngủ hay mê, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hoặc huyền hoạt.

1.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Lý, thực, nhiệt.

- Chẩn đoán tạng phủ: Can dương vượng.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

1.3. Pháp: Bình can tức phong (Bình can tiềm dương).

1.4. Phương

1.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương:

+ Dùng bài Thiên ma câu đằng ẩm

Thiên ma

08g

Câu đằng

12g

Ngưu tất

12g

Thạch quyết minh

20g

Đỗ trọng

12g

Tang ký sinh

16g

Chi tử

12g

Hoàng cầm

12g

Ích mẫu

12g

Dạ giao đằng

12g

Phục thần

12g

 

 

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Hoặc bài thuốc: Long đởm tả can thang

Long đởm thảo

08g

Sinh địa

12g

Hoàng cầm

08g

Sài hồ

08g

Chi tử

12g

Sa tiền

12g

Trạch tả

12g

Cam thảo

04g

Đương quy

12g

Mộc thông

12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

1.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm tả các huyệt

+ Tại chỗ:

Bách hội (GV.20)

Thái dương

+ Toàn thân:

Đởm du (BL.19)

Can du (BL.18)

 

Thái xung (LR.3)

Hành gian (LR.2)

 

Nội quan (PC.6)

Thần môn (HT.7)

 

Tam âm giao (SP.6)

 

Lưu kim 20 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu, cổ gáy: Thực hiện các thủ thuật xoa, xát, miết, phân, day, ấn, bấm, bóp, lăn, vỗ. Day, ấn, bấm các huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt 15 phút, ngày một lần, một liệu trình 10 đến 15 lần.

2. Thể can thận âm hư

2.1. Triệu chứng: Mệt mỏi, váng đầu, hay quên, lưng gối đau yếu, ù tai, mất ngủ, nam giới có thể di tinh, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế.

2.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, nhiệt.

- Chẩn đoán tạng phủ: Can thận âm hư.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

2.3. Pháp: Tư bổ can thận.

2.4. Phương

2.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương:

+ Dùng bài Lục vị địa hoàng thang

Thục địa

16g

Sơn thù

12g

Hoài sơn

12g

Bạch linh

12g

Đan bì

08g

Trạch tả

08g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Hoặc dùng bài Tri bá địa hoàng thang

Tri mẫu

08g

Hoàng bá

12g

Thục địa

16g

Sơn thù

12g

Hoài sơn

12g

Bạch linh

12g

Đan bì

08g

Trạch tả

08g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Hoặc bài Kỷ cúc địa hoàng thang

Thục địa

16g

Sơn thù

12g

Hoài sơn

12g

Bạch linh

12g

Đan bì

08g

Trạch tả

08g

Kỷ tử

12g

Cúc hoa

12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Hoặc bài Lục vị quy thược thang

Thục địa

16g

Sơn thù

12g

Hoài sơn

12g

Bạch linh

12g

Đan bì

08g

Trạch tả

08g

Đương qui

12g

Bạch thược

12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

2.4.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm bổ các huyệt

Can du (BL.18)

Thận du (BL.23)

Thái khê (KI.3)

Huyết hải (SP.10)

Tam âm giao (SP.6)

Nội quan (PC.6)

Thần môn (HT.7)

Lưu kim 20 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Kỹ thuật châm: Điện châm.

- Xoa bóp bấm huyệt: Như thể can dương vượng.

3. Thể âm dương lưỡng hư: Thường gặp ở người cao tuổi hoặc phụ nữ sau khi hết kinh.

3.1. Triệu chứng: Mệt mỏi, sắc mặt trắng, đau đầu, chóng mặt, ngủ ít, hồi hộp, ù tai, lưng đau, gối mỏi, đại tiện lỏng, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, liệt dương (nếu ở nam), chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng. Mạch huyền tế hoặc trầm tế.

3.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Lý, hư, hàn.

- Chẩn đoán tạng phủ: Thận âm dương đều hư.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

3.3. Pháp: Bổ thận dưỡng âm.

3.4. Phương

3.4.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: Hữu quy hoàn

Thục địa

16g

Sơn thù

12g

Hoài sơn

12g

Kỷ tử

12g

Thỏ ty tử

12g

Hắc phụ tử

04g

Đương qui

12g

Nhục quế

04g

Đỗ trọng

12g

Lộc giác giao

16g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

3.4.1.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm hoặc cứu: châm bổ các huyệt

Thận du (BL.23)

Tam âm giao (SP.6)

Quan nguyên (CV.4)

Khí hải (CV.6)

Túc tam lý (ST.36)

Nội quan (PC.6)

Thần môn (HT.7)

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Các kỹ thuật châm: Điện châm

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Xoa bóp bấm huyệt: Như thể can dương vượng.

4. Thể đàm thấp: Thường gặp ở người béo phì, người hay ăn đồ béo ngọt.

4.1. Triệu chứng: Đau đầu, nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngực tức, bụng đầy, buồn nôn, ăn ít, mệt mỏi, ngủ li bì, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng, ánh vàng, mạch nhu hoạt.

4.2. Chẩn đoán

- Chẩn đoán bát cương: Lý, hư.

- Chẩn đoán tạng phủ: Tỳ hư đàm thấp.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân (nội thương).

4.3. Pháp: Kiện tỳ, trừ thấp, hóa đàm.

4.4. Phương

4.4.1. Điều trị bằng YHCT

4.4.1.1. Điều trị bằng thuốc

- Cổ phương: Bán hạ bạch truật thiên ma thang

Bán hạ chế

12g

Bạch truật

16g

Thiên ma

12g

Cam thảo

04g

Trần bì

08g

Bạch linh

16g

Sinh khương

1 lát

Đại táo

12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.

4.4.1.2. Điều trị không dùng thuốc

- Châm các huyệt

+ Châm bổ:

Túc tam lý (SP.6)

Tỳ du (BL.20)

 

Vị du (BL.21)

Nội quan (PC.6)

 

Thần môn (HT.7)

Tam âm giao (SP.6)

+ Châm tả:

Phong long (ST.40)

 

Lưu kim 20 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Các kỹ thuật châm: Điện châm.

Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu trình.

- Xoa bóp bấm huyệt: Như thể can dương vượng.

IV. KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Nguyên tắc điều trị

- Huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 mmHg, nếu có đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn thì phải dưới 130/80 mmHg.

- Điều trị tăng huyết áp là điều trị lâu dài, suốt đời.

- Cần điều trị tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.

- Phải cân nhắc từng bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố nguy cơ, các tác dụng phụ để có chế độ dùng thuốc thích hợp.

- Huyết áp nên được hạ từ từ để tránh những tổn thương thiếu máu cơ quan đích.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Điều trị không dùng thuốc

Thay đổi lối sống tăng hiệu quả của thuốc hạ áp và hạn chế đáng kể nguy cơ tổng thể của các bệnh tim mạch.

- Hạn chế ăn mặn, tránh dùng cà phê, điều chỉnh thời gian sinh hoạt, v.v...

- Giảm cân nặng nếu thừa cân. Đặc biệt ở những người bệnh nam giới béo phì thể trung tâm.

- Hạn chế rượu ít hơn 30ml ethanol/ngày (ít hơn 720ml bia, 300ml rượu vang, 60ml whisky). Phụ nữ uống bằng 1/2 nam giới.

- Tăng cường hoạt động thể lực nếu tình huống lâm sàng cho phép, nên khuyến khích bệnh nhân tập thể dục đều. Duy trì ít nhất 30 - 45 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.

- Chế độ ăn giàu rau quả, calci, kali, ít muối, ít chất béo có thể giúp hạ huyết áp. Giảm ăn mặn < 6g NaCl/ngày. Duy trì đầy đủ lượng kali, đặc biệt ở những người bệnh có dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp. Hạn chế mỡ động vật bão hòa và các thức ăn chứa nhiều cholesterol.

- Bỏ thuốc lá: Cần cương quyết bỏ thuốc lá trong mọi trường hợp.

2.2. Điều trị bằng thuốc

- Nhóm chẹn kênh Canxi:  Amlodipine 10mg uống ngày 1-2 lần

V. PHÒNG BỆNH

- Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

- Thực hiện tốt chế độ ăn, tránh để tăng cân béo phì. Giảm cân nếu quá cân.

- Nên tập vận động thường xuyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

          1. Quyết định số 5031/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ Y tế “Quyết định ban hành tài liệu hướng dẫn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

         

 

 

 

 

8. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
 

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Y học cổ truyền xếp bệnh Sốt xuất huyết bào nhóm Ôn bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt tà tác động vào Vệ, Khí, Dinh, Huyết.

- Nhiệt độc tấn công vào phần Vệ khí gây sốt cao, vào phần Dinh gây ban chẩn (xung huyết), vào phần Huyết gây xuất huyết. Bệnh ở giai đoạn nặng có thể chuyển thành chứng Quyết: nhẹ là nhiệt quyết (tương đương với sốc nhẹ); nặng là hàn quyết (tương đương với sốc nặng).

- Nguyên tắc điều trị cơ bản của Y học cổ truyền là thanh nhiệt giải độc lương huyết, chỉ huyết. Thanh nhiệt giải độc nhằm loại trừ nguyên nhân (nhiệt độc), lương huyết chỉ huyết nhằm làm mát huyết, đưa huyết về trạng thái bình thường và để cầm máu.

- Y học cổ truyền điều trị rất hiệu quả ngay từ giai đoạn sớm của bệnh Sốt xuất huyết Dengue:

+ Hạn chế bệnh chuyển thành mức độ nặng.

+ Bệnh nhân chóng bình phục sức khỏe

+ Góp phần phòng chống dịch Sốt xuất huyết Dengue hiệu quả.

+ Giảm chi phí điều trị.

Qua thực tiễn lâm sàng nhiều năm cho thấy, thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị Sốt xuất huyết Dengue ở mức độ Sốt xuất huyết Dengue (theo phân loại WHO - 2009) đạt hiệu quả cao. Còn ở mức độ nặng hơn (Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo hoặc Sốt xuất huyết Dengue nặng (theo phân loại WHO - 2009), trên cơ sở điều trị bằng y học hiện đại, khi kết hợp điều trị với y học cổ truyền sẽ có tác dụng giảm các biến chứng, hồi phục nhanh và tốt hơn so với điều trị đơn thuần bằng y học hiện đại.

II. ĐỐI CHIẾU PHÂN ĐỘ SỐT XUẤT HUYẾT CỦA WHO THEO TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC GIAI ĐOẠN CỦA YHCT

                    Nguyên nhân

Diễn biến bệnh

Y học hiện đại

(Virut Dengue )

Y học cổ truyền

(Nhiệt độc tấn công vào Vệ, Khí, Dinh, Huyết)

Sốt xuất huyết Dengue

- Vi rút Dengue vào Bạch cầu đơn nhân đại thực bảo (BCĐNĐTB)

- Hiện tượng kháng thể tăng cường nhiễm trùng

- Nhiệt độc tấn công vào phần Vệ

- Nhiệt độc tấn công vào phần Khí

- BCĐNĐTB bị phá hủy, giải phóng vi rút và các chất giãn mạch,…. vào máu gây nên: giãn mạch, huyết tương thoát ra, hạ tiểu cầu, cô đặc máu; Mặt khác, biến đổi thành mạch, rối loạn đông máu, gây chảy máu

- Nhiệt độc vẫn còn ở phần Khí, tiếp tục tấn công vào phần Dinh gây ban chẩn xung huyết hoặc vào phần Huyết gây xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Xuất hiện hội chứng sốc nhẹ, huyết áp kẹt, mình nóng vật vã, nhưng chân tay lại lạnh.

- Nhiệt độc ứ kết ở nông (Khí, Dinh) làm khí âm bị tổn thương nhưng chính khí chưa suy: Nhiệt quyết.

Sốt xuất huyết Dengue nặng

Xuất hiện hội chứng sốc nặng, huyết áp tụt, mạch không bắt được, người chân tay lạnh do sốc xuất huyết, do chảy máu, sốc nguyên phát….

- Nhiệt độc ứ kết ở sâu (Dinh, Huyết) làm khí âm bị tổn thương rất nặng, kèm huyết thoát hoặc khí thoát gây chứng dương thoát, hoặc Hàn quyết.

III. DIỄN BIẾN LÂM SÀNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện bệnh sớm, theo dõi lâm sàng chặt chẽ, chẩn đoán và điều trị kịp thời có hiệu quả trong từng giai đoạn của bệnh, người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh và ít để lại hậu quả nặng nề.

3.1. Y học hiện đại

3.1.1. Giai đoạn sốt

Lâm sàng:

- Sốt cao đột ngột, liên tục.

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

- Da xung huyết.

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

- Nghiệm pháp dây thắt dương tính.

- Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

3.1.2. Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh.

Lâm sàng:

a) Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.

b) Có thể có các biểu hiện sau:

- Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ):

+ Tràn dịch màng phổi, màng bụng, các khoang tự nhiên, nề mi mắt, gan to, có thể đau.

+ Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, đầu chi lạnh, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.

- Xuất huyết:

+ Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.

+ Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.

+ Xuất huyết nội tạng, cơ quan như: xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen…), phổi (ho ra máu), não đây là biểu hiện nặng của bệnh.

c) Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.

3.1.3. Giai đoạn hồi phục

Lâm sàng:

Sau 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Giai đoạn này kéo dài 48 - 72 giờ.

- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu tiện nhiều.

- Có thể có nhịp tim chậm.

- Trong giai đoạn này, bồi phụ nước và điện giải phải chú ý tình trạng người bệnh, nếu truyền dịch quá mực có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

3.2. Y học cổ truyền

3.2.1. Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần vệ, phần khí (Tương đương giai đoạn sốt của YHHĐ):

Lâm sàng:

Sốt cao, lúc đầu hơi sợ lạnh, sốt liên tục cả ngày lẫn đêm, nhức đầu, đau người, lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, mạch sác. Sau đó có xuất hiện triệu chứng: sốt rất cao, mặt đỏ, mắt đỏ, chân tay tê bì, ngực bụng đầy tức, nôn hoặc buồn nôn, vã mồ hôi, khát nước, đại tiện táo kết hay lỏng nát, tiểu tiện đỏ….

3.2.2. Giai đoạn nhiệt độc xâm phạm phần khí, dinh và huyết (Tương đương giai đoạn nguy hiểm của YHHĐ):

Lâm sàng:

Sốt cao, có hạch ở nách, khủy tay và bẹn, đau người, đau đầu, nhức hố mắt, mặt đỏ, lưng hoặc chân tay có điểm xuất huyết, chảy máy chân răng, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch phù sác hay hồng đại.

3.2.3. Giai đoạn phục hồi:

Lâm sàng:

Hết sốt, ban xuất huyết mờ dần, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt chóng mặt, lưng gối đau mỏi, ngủ kém, đại tiện lỏng nát…. Thường có biểu hiện triệu chứng của nhiệt thương âm dịch, tỳ vị hư nhược, thận khí hư suy.

IV. HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN

Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009):

(1) Sốt xuất huyết Dengue.

(2) Sốt Xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.

(3) Sốt xuất huyết Dengue nặng.

4.1. Giai đoạn SXH Dengue:

Lâm sàng:

Theo Y học hiện đại:

Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

- Biểu hiện xuất huyết có thể như Nghiệm pháp dây thắt (+); chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng và chảy máu cam.

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

- Da xung huyết, phát ban.

- Đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt.

Theo Y học cổ truyền

Sốt cao, lúc đầu hơi sợ lạnh, sốt liên tục cả ngày lẫn đêm, nhức đầu, đau người, lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng mỏng, mạch sác. Sau đó có xuất hiện triệu chứng: sốt rất cao, mặt đỏ, mắt đỏ, chân tay tê bì, ngực bụng đầy tức, nôn hoặc buồn nôn, đại tiện táo kết hay lỏng nát, tiểu tiện đỏ…

Cận lâm sàng :

- Hematocrit bình thường, hoặc tăng (có biểu hiện cô đặc máu).

- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.

- Số lượng bạch cầu giảm.

4.2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Lâm sàng:

Theo Y học hiện đại:

Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo sau:

- Vật vã, lờ đờ, li bì.

- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan

- Gan to > 2 cm

- Nôn nhiều.

- Xuất huyết da, niêm mạc.

- Tiểu ít

Theo Y học cổ truyền:

Sốt cao, đau người, đau đầu, nhức hố mắt, mặt đỏ, lưng chân tay có điểm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở nách, khủy tay và bẹn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch phủ sác hay hồng đại.

Cận lâm sàng. Xét nghiệm máu:

+ Hematocrit tăng cao

+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng

Nếu người bệnh có nhiều dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, kết quả hematocrit, số lượng tiểu cầu, bồi phụ nước, điện giải kịp thời và theo dõi dấu hiệu xuất huyết trên lâm sàng.

4.3. Sốt xuất huyết Dengue nặng

Lâm sàng:

Theo Y học hiện đại:

Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:

- Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc do giảm thể tích khối lượng tuần hoàn (Sốc sốt xuất huyết Dengue), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều.

- Xuất huyết nặng.

- Suy tạng.

a) Sốc xuất huyết Dengue

- Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; đầu chi lạnh, da lạnh ẩm; nước tiểu ít; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp.

- Sốc sốt xuất huyết Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch.

+ Sốc sốt xuất huyết Dengue: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.

+ Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.

- Chú ý : Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng, vì vậy cần theo dõi sát lâm sàng, chẩn đoán, tiên lượng và xử trí kịp thời.

b) Xuất huyết nặng

- Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường xuyên kèm theo tình trạng sốc nặng, tiểu cầu giảm nhiều, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.

- Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn.

c) Suy tạng nặng

- Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000U/L

- Suy thận cấp

- Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não)

- Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

Theo Y học cổ truyền:

Đang sốt cao hoặc sốt có giảm, đột ngột nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vật vã, vã mồ hôi, chất lưỡi đỏ, mạch trầm tế sác….

4.4. Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue

Xét nghiệm huyết thanh

- Xét nghiệm nhanh:

+ Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh.

+ Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi.

- Xét nghiệm ELISA:

+ Tìm kháng thể IgM: xét nghiệm từ ngày thứ năm của bệnh.

+ Tìm kháng thể IgG: lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động lực kháng thể (gấp 4 lần).

Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút: Lấy máu trong giai đoạn sốt (thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện).

4.5. Chẩn đoán phân biệt

- Sốt phát ban do virus

- Sốt mò.

- Sốt rét.

- Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, não mô cầu, vi khuẩn gram âm,…

- Sốc nhiễm khuẩn.

- Các bệnh máu có sốt

V. ĐIỀU TRỊ (Theo phân loại của WHO - 2009):

5.1. Điều trị theo Y học hiện đại: Tham khảo QĐ số 458/QĐ-BYT, ngày 16 tháng 02 năm 2011 về việc “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue”

5.2. Điều trị kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền

Tùy theo từng giai đoạn của Sốt xuất huyết Dengue, người thầy thuốc có thể kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền trong điều trị nhằm đạt được hiệu quả cao và an toàn trong điều trị cho người bệnh.

5.2.1. Sốt xuất huyết Dengue

Nguyên tắc điều trị

Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, nâng cao thể trạng.

a) Nếu mới chỉ có sốt cao (chưa có xuất huyết)

Pháp điều trị: sơ biểu, thanh nhiệt, giải độc.

Có thể dùng một trong những bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

Lá dâu

15g

Cúc hoa

12g

Bạc hà

12g

Hoa mướp

20g

Mật ong

20g

 

 

Các vị thuốc tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, hòa mật ong uống thay trà trong ngày.

 

Bài thuốc 2: Tang cúc ẩm gia giảm

Lá dâu

12g

Cát cánh

6g

Cúc hoa

12g

Mạch môn

8g

Kim ngân hoa

12g

Hoàng cầm

8g

Liên kiều

12g

Quả dành dành

8g

Bạc hà

6g

 

 

Cách dùng: cho 600ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.

Bài thuốc 3:

Kim ngân hoa

12g

Sơn tra

12g

Cúc hoa

12g

Mật ong

20g

Các vị thuốc tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, hòa thêm mật ong uống thay trà trong ngày.

Bài thuốc 4:

Lô căn

30g

Bạc hà

5 - 10g

Hai vị hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

b) Nếu đã có xuất huyết

Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết

Có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1:

Lá cúc tần

12g

Cỏ nhọ nồi

16g

Mã đề

16g

Trắc bách diệp (sao đen)

16g

Củ sắn dây

20g

Rau má

16g

Lá tre

16g

Gừng tươi

3 lát

Nếu không có Củ sắn dây thì thay bằng lá dâu 16g.

Nếu không có Trắc bách diệp thì thay bằng Lá sen sao đen 12g (hoặc lá sen tươi 20g) hoặc Kinh giới sao đen 12g.

Một số vị thuốc có thể dùng tươi: Cỏ nhọ nồi, Trắc bách diệp, Lá sen, Rau má.

Cách dùng: cho 600ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.

Bài thuốc 2:

Cỏ nhọ nồi (sao vàng)

20g

Cối xay (sao vàng)

12g

Rễ cỏ tranh

20g

Sài đất

20g

Kim ngân (hoa, lá, cuộng)

12g

Hạ khô thảo (sao qua)

12g

Hòe hoa

10g

Gừng tươi

3 lát

Nếu không có Hạ khô thảo thì thay bằng Bồ công anh: 12g

Một số vị thuốc có thể dùng tươi: Cỏ nhọ nồi, Cối xay, Rễ cỏ tranh

Cách dùng: Cho 600 ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần.

Bài thuốc 3

Thạch cao sống

40g

Kim ngân hoa

12g

Huyền sâm (hoặc sinh địa)

20g

Hạ khô thảo

12g

Cỏ nhọ nồi

40g

Trắc bách diệp

30g

Cối xay (sao vàng)

8g

Hòe hoa (sao vàng)

12g

Rễ cỏ tranh

20g

Hoàng đằng

12g

Sài đất (sao vàng)

20g

Cam thảo

12g

Gừng tươi

3 lát

Cỏ ngọt

6g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần uống trong ngày.

Một số vị thuốc có thể dùng tươi: Cỏ nhọ nồi, Cối xay, Rễ cỏ tranh, Trắc bách diệp

Bài thuốc 4

Cỏ nhọ nồi

20g

Cam thảo

6g

Hoạt thạch

12g

Mã đề

16g

Gừng tươi

3 lát

Nếu không có Hoạt thạch thì thay bằng Cối xay tươi, hoặc sao vàng 12g

Nếu không có Mã đề thì thay bằng Lá tre 16g

Cách dùng: Cho 600 ml nước sạch, đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần. Nếu hết sốt ngừng thuốc ngay.

Bài 5: Toa căn bản:

Rễ cỏ tranh

8g

Thuốc thay thế

Râu ngô, Râu mèo, Mã đề, Rễ thơm (dứa)

Rau má

8g

 

Rau đắng lá lớn, Tinh tre, Khổ qua

Lá muồng trâu

4g

 

Vỏ Cây dại, Lá mơ lông

Cỏ Mần trầu

8g

 

Lá dâu tầm, Kim ngân hoa, Rau sam.

Ké đầu ngựa

4g

 

 

Cam thảo nam

4g

 

 

Gừng

2g

 

Củ riềng, Vỏ Bưởi, Vỏ Phật thủ

Củ sả

4g

 

 

Trần bì

4g

 

 

Các bài thuốc trên điều trị cho trẻ em liều dùng như sau:

- Trẻ em từ 6 - 14 tuổi: Liều nặng 1/2 liều người lớn

- Trẻ em 15 tuổi trở lên: liều bằng liều người lớn

- Trẻ còn bú mẹ đến 5 tuổi chuyển sang truyền nhiễm nhi điều trị.

5.2.2. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Người bệnh nhập viện điều trị theo phác đồ YHHĐ, có thể điều trị hỗ trợ bằng thuốc YHCT sử dụng: Bài thuốc 2 hoặc Bài thuốc 3 ở mục b trong phần 5.2.1.

5.2.3. Sốt xuất huyết Dengue nặng

Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng

Người bệnh phải được điều trị cấp cứu theo phác đồ y học hiện đại tại các cơ sở y tế đáp ứng đủ điều kiện, trong quá trình điều trị tùy thuộc vào năng lực chuyên môn của thầy thuốc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh để kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại làm giảm các biến chứng, giúp bệnh nhân chóng hồi phục.

Một số bài thuốc kết hợp

Bài 1: Độc sâm thang

Nhân sâm

12 g

Bài 2: Sinh mạch tán

Nhân sâm

12g

Mạch môn

12g

Ngũ vị tử

8g

Bài 3: Tăng dịch thang

Nhân sâm

12g

Mạch môn

12g

Sinh địa

12g

VI. ĐIỀU TRỊ GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

6.1. Điều trị giai đoạn phục hồi

Thời kỳ này chủ yếu nghỉ ngơi. Để tăng nhanh hiệu quả và nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe, người bệnh có thể dùng thêm các thuốc y học cổ truyền có tác dụng bổ khí, bổ huyết, bổ âm. Thuốc Y học cổ truyền có tác dụng nâng cao thể trạng phục hồi sức khỏe.

Nếu người bệnh mệt mỏi nhiều, ăn kém, không muốn ăn, thì có thể sử dụng các bài thuốc sau:

Bài 1: Sinh mạch tán

Nhân sâm

12g

Mạch môn

12g

Ngũ vị tử

8g

Bài 2: Bổ trung ích khí thang

Đẳng sâm

16g

Thăng ma

08g

Bạch truật

12g

Cam thảo

06g

Trần bì

08g

Đương qui

12g

Hoàng kỳ

12g

Sài hồ

10g

Bài 3: Ích vị thang gia vị: (tác dụng ích vị sinh tân)

Sa sâm

12g

Sinh địa

12g

Thạch hộc

12g

Bạch thược

12g

Mạch môn

12g

Mach nha

12g

Bài 4: Sâm linh bạch truật tán gia giảm: (tác dụng bổ tỳ ích khí)

Đẳng sâm

12g

Ý dĩ

16g

Bạch truật

12g

Trần bì

06g

Phục linh

12g

Mach nha

12g

Hoài sơn

12g

Kê nội kim

12g

Biển đậu

12g

Cam thảo

4g

Bài 5: Bột bổ tỳ:

Ý dĩ

20g

Hạt sen

20g

Hoài sơn

30g

Cam thảo

10g

Tất cả làm thành bột mịn.

Liều dùng:

Dưới 3 tuổi:

10 g/ngày

Từ 3 - 8 tuổi:

15 g/ngày

Từ 8 - 15 tuổi:

20 g/ngày

Bài 6: Tác dụng bổ khí sinh tân

Nhân sâm

4 g

Thạch hộc

12g

Sa sâm

12g

Ngũ vị tử

04g

Mạch môn

12g

 

 

Bài 7: Chế phẩm Cốm tan bổ tỳ của bệnh viện YHCT trung ương

Liều dùng:

Trẻ em dùng liều 10g/ngày

Người lớn dùng liều 20g/ngày

Nếu người bệnh có triệu chứng của suy nhược và thiếu máu thì có thể dùng bài thuốc bổ huyết

Bài 8: Chế phẩm Quy tỳ hoàn

Liều dùng:

Trẻ em uống ngày 1 đến 2 hoàn

Người lớn uống ngày 2 đến 4 hoàn

6.2. Ăn uống khi người bệnh bị Sốt xuất huyết Dengue:

- Khi đang có sốt cao: Cần ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu như: sữa, nước cháo đường, nước chanh, nước sắn dây… nhằm mục đích đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể và kết hợp với thuốc bồi phụ nước và điện giải.

- Khi bệnh đã lui, cần ăn cháo đặc hơn, hoặc cơm nát, sau đó chuyển sang chế độ ăn bình thường.

6.3. Tiêu chuẩn cho người bệnh xuất viện:

- Hết sốt 2 ngày, tỉnh táo

- Mạch, huyết áp bình thường

- Số lượng tiểu cầu  > 50.000/mm3

VII. PHÒNG BỆNH

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.

- Thực hiện công tác giám sát, phòng chống sốt xuất huyết Dengue theo quy định của Bộ Y tế.

- Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường, loại bỏ ổ chứa nước đọng.

- Thuốc uống phòng dịch trong vùng đang có dịch lưu hành: Dùng Bài thuốc 2 ở phần b trong mục 5.2.1 sắc uống trong suốt vụ dịch, uống thay nước, uống hàng ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

          1. Quyết định 1537/QĐ-BYT ngày 29/4/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết dengue bằng y học cổ truyền”