• :
  • :
Nâng cao chất lượng - Tạo dựng niềm tin!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày Thế giới phòng, chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên: 30/01

       Năm 2022 ghi nhận dấu mốc quan trọng liên quan đến việc Tổ chức Y tế Thế giới lần đầu tiên chính thức công nhận ngày 30/01 là Ngày Thế giới phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (the World Neglected Tropical Diseases (NTD) Day). Ngày Thế giới phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên là cơ hội để các quốc gia cùng hành động với nỗ lực chấm dứt các căn bệnh này.

Hơn 1,65 tỷ người trên thế giới cần được điều trị NTD. (Nguồn: FT)

 

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên là gì?

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên viết tắt là NTDs (Neglected Tropical Diseases) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định chủ yếu xảy ra ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với những đặc điểm như:

Chúng tác động tới sức khỏe, tính mạng của những người nghèo – những người không được tiếp cận với nước sạch, vệ sinh và các dịch vụ y tế phòng chống bệnh truyền nhiễm. Phần lớn là bệnh mãn tính, phát triển chậm, dần dần trở nên tồi tệ nếu không được phát hiện và điều trị.

Chúng có thể gây đau đớn dữ dội và tàn tật suốt đời, gây hậu quả lâu dài cho bệnh nhân và cho các thành viên trong gia đình do phải chăm sóc người bệnh.

Người mắc NTDs thường bị kỳ thị và xa lánh cộng đồng, do đó họ có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Bệnh nhiệt đới bị lãng quên là một nhóm gồm khoảng 20 bệnh phổ biến ở các vùng nhiệt đới, trong đó có một số bệnh như giun Guinea, bệnh phong, bệnh mù do giun chỉ, bệnh dại, bệnh ghẻ, đau mắt hột… Có nhiều tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm và độc tố. Theo WHO, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên ảnh hưởng đến rất nhiều người, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất tới người nghèo và người dân sống ở các khu vực thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh kém và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế còn hạn chế.

 

Tác nhân gây bệnh gồm có:

Virus (bệnh dại và sốt xuất huyết)

Vi khuẩn (bệnh phong, bệnh ghẻ cóc, bệnh mắt hột và loét Buruli)

Đơn bào (bệnh leishmaniasis và bệnh trypanosome)

Giun sán (sán máng, bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh giun chỉ onchocerciasis, giun đường ruột và giun Guinea)

Đường truyền bệnh có thể thông qua:

Ruồi, vật chuyên chở (ví dụ: tế bào da, quần áo hoặc giường ngủ) và ngón tay (bệnh mắt hột)

Muỗi (sốt xuất huyết và bệnh giun chỉ bạch huyết)

Ruồi tsetse (bệnh ngủ Châu Phi)

Ruồi cát (bệnh leishmaniasis)

Ruồi đen (bệnh giun chỉ Onchocerciasis)

Ốc giải phóng ấu trùng truyền nhiễm vào nước để xâm nhập vào da người (bệnh sáng máng)

Đường phân miệng (ví dụ: giun sán truyền qua đất) hoặc qua thực phẩm.

Bệnh NTDs có thể gây mù (bệnh giun chỉ Onchocerciasis và bệnh đau mắt hột), gây dị dạng và biến dạng cơ thể, gây bệnh ung thư và các vấn đề về thần kinh.

Phòng chống bệnh NTDs [3]

Các loại thuốc cần thiết để điều trị NTDs hiện đã được đưa vào danh mục thuốc thiết yếu của WHO, và các công ty dược đang cung cấp miễn phí cho người dân có nhu cầu thông qua các chương trình từ thiện.

Với sự gia tăng cam kết của quốc gia trong việc kiểm soát các bệnh NTD và các phương pháp tiếp cận mới trong phân phối thuốc (ví dụ như thông qua các can thiệp hướng đến cộng đồng hoặc các chương trình y tế học đường) đã giúp giải quyết một số bệnh NTD (bệnh mắt hột, bệnh giun chỉ onchocerciasis, bệnh giun chỉ bạch huyết, giun sán truyền qua đất và bệnh sán máng) trên quy mô lớn, trong những chương trình được gọi là chương trình quản lý thuốc đại trà (MDA).

Điều trị trực tiếp tại cộng đồng đã được triển khai và thúc đẩy như là một cách để cung cấp thuốc đại trà. Cộng đồng chịu trách nhiệm tiếp nhận, phân phối và báo cáo việc sử dụng thuốc. Đây là một cách tiếp cận hiệu quả: những ghi nhận về điều trị hàng năm đối với bệnh giun chỉ onchocerciasis cho thấy khoảng 70% thuốc ivermectin đã được cung cấp cho những người cần điều trị trong vòng 12 tháng.

Các chương trình cung cấp thuốc đại trà mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

Tác động trực tiếp đến sức khỏe từng bệnh nhân, thậm chí vượt xa hơn mục tiêu điều trị nhiễm trùng

Cải thiện sự tham gia của cộng đồng trong các chương trình y tế

Tăng mức độ tiếp cận cho những người dân không hoặc ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Chuỗi cung ứng thuốc được cải thiện

Tăng cường quản lý dữ liệu, giám sát, đánh giá và hệ thống báo cáo.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan